3 ông lớn đại diện cho 3 thời kỳ riêng biệt của chiếc smartphone cảm ứng đều đang có những lợi thế và bất lợi nhất định khi mức giá tiêu chuẩn của smartphone đầu bảng không còn là 600, 700 USD như trước.

Nhắc đến giá rẻ là nhắc tới Xiaomi

Hiện tại, Xiaomi có thể coi là tên tuổi số 1 của làng "sát thủ đầu bảng". Gã khổng lồ non trẻ này cắt giảm chi phí một cách tài tình: cắt những thứ người dùng không cần, chọn những thứ họ thèm muốn để đầu tư, và thường là về cấu hình.

Hãy thử nhìn chiếc Mi 5 mới ra mắt mà xem. Ở mức giá chỉ khoảng 300 USD, bạn sẽ nhận được con chip mạnh nhất của Qualcomm, dù rằng đó là một con chip không đầy đủ tính năng như Snapdragon 820 trên Galaxy S7 hay LG G5. Phiên bản Snapdragon 820 trên Mi 5 là kết quả của chu trình sàng lọc CPU dựa vào kết quả của quá trình sản xuất. Một vài CPU thành phẩm có thể hoạt động ở xung nhịp cao hơn các sản phẩm khác, trong khi những con chip được dùng cho sản phẩm giá rẻ thường mang một số lỗi nhỏ nhưng không khiến cho CPU bị hỏng hoàn toàn.



Dĩ nhiên là Snapdragon 820 trên Mi 5 thuộc nhóm thứ 2 với xung nhịp chỉ khoảng 1.8GHz thay vì mức 2.15GHz như thông thường. GPU của mẫu Snapdragon 820 (hơi) lỗi này cũng chỉ đạt 510 MHz thay vì 624 MHz như trên sản phẩm cao cấp của Samsung và LG. Những điểm khác biệt này có thể coi là khá nhỏ, nhưng Xiaomi chắc chắn là có tiết kiệm được một ít tiền khi mua lại các bản Snapdragon 820 kém cỏi hơn mức trang bị.

Nhưng nếu bạn không muốn mua một chiếc smartphone có chip thuộc nhóm hơi lỗi, Xiaomi cũng sẽ làm vừa lòng bạn bằng chiếc Mi 5 Plus chạy phiên bản Snapdragon 820 có xung nhịp cao nhất. Giá thành của chiếc điện thoại này cũng chỉ vào khoảng 350 USD, tức là bằng một nửa Galaxy S7.

Tuyệt chiêu cắt giảm chi phí của Xiaomi không chỉ dừng ở thông số: cũng giống như nhiều hãng Trung Quốc khác, Xiaomi có vẻ là không đặt tôn trọng bản quyền và nhờ đó tránh được cuộc chiến bằng sáng chế lúc nào cũng nóng bỏng tại phương Tây. Hãy nhớ rằng Xiaomi hiện tại chưa đặt chân đến các quốc gia phát triển mà mới chỉ tập trung vào sân nhà Trung Quốc cùng các thị trường dân số cao như Ấn Độ, Indonesia và Brazil. Ngược lại, tại Mỹ chẳng hạn, bất kỳ một nhà sản xuất smartphone nào cũng đều đang vướng rắc rối pháp lý với một đối thủ cạnh tranh khác.


Muốn lấn sân sang phương Tây, Xiaomi sẽ phải đối mặt với cuộc hỗn chiến bằng sáng chế.

Cuộc chiến pháp lý từng là một vũ khí mạnh mẽ để Apple chống lại các đối thủ cạnh tranh trong nhiều năm liền, đặc biệt là dưới thời Steve Jobs. Sản phẩm của Microsoft gần như đứng ngoài cuộc cách mạng di động, nhưng sự trỗi dậy của Android vẫn mang lại cho hãng này hàng tỷ USD tiền bản quyền: có tới 70% thiết bị Android bán ra mang lại phí nhượng quyền cho Microsoft. Đây cũng chính là cách các nhà sản xuất lâu đời như Nokia, RIM và Motorola kiếm chác khi đã thất thế: nhờ đi đầu mà họ đã đăng ký được gần như là tất cả các tính năng cần thiết trên di động. Đáng chú ý nhất, bản quyền ngôn ngữ Java khiến cho Google đứng trước nguy cơ mất quyền kiểm soát Android.

Chiến tranh bản quyền là một cuộc chiến đẫm máu – thắng, thua hay dàn xếp cũng đều khiến các nhà sản xuất phải trả giá đắt. Khi đã rục rịch đặt chân lên chiến trường Âu Mỹ, Xiaomi sẽ phải sớm tập hợp một đội ngũ luật sư đông đảo để làm lá chắn chống lại Apple và Samsung.

Apple bắt đầu để mắt tới giá rẻ

Phải đến tháng trước, Apple mới đặt… một nửa bàn chân vào cuộc chiến giá rẻ với chiếc iPhone SE có giá chỉ 400 USD. Nhưng, với một chiếc smartphone "vỏ 5s, ruột 6s" như iPhone SE, có thể thấy rằng mô hình "đầu bảng giá rẻ" của Apple khác hẳn với các nhà sản xuất khác. Với Xiaomi, bạn sẽ tự hỏi công ty Trung Quốc này sẽ làm thế nào nếu muốn bán được smartphone đầu bảng giá 700 USD trong tương lai. Ngược lại, smartphone giá rẻ của Apple không trực tiếp cạnh tranh với smartphone giá cao của hãng vì chỉ có màn hình 4 inch. Ngôn ngữ thiết kế khá vuông vắn được sử dụng từ iPhone 5 cũng được tái sử dụng để tô đậm sự khác biệt với những chiếc iPhone 6 và 6s tròn trịa.



Apple khẳng định iPhone SE là minh chứng cho thấy những chiếc iPhone cỡ nhỏ vẫn rất được ưa thích, nhưng dĩ nhiên mẫu iPhone 4 inch này cũng cho phép Apple thu lời nhiều hơn so với các nhà sản xuất khác. Khi phần lớn các nhà sản xuất Android đều sử dụng màn hình 5 inch cho phân khúc 300-400 USD, iPhone SE rõ ràng là sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ở mức giá thấp hơn 50 USD so với giá cũ của iPhone 5s, iPhone SE cũng là chiếc smartphone dễ tiếp cận nhất của trong nhiều năm trở lại.

Làm sao để chất lượng việc thay màn hình điện thoại được tốt nhất ?

Đó là lý do vì sao công ty Thuận Phát đang đầu tư thiết bị công nghệ thay kính điện thoại hiện đại nhằm mang đến cho người dùng một dịch vụ thay màn hình điện thoại tốt nhất với chi phí ổn định, thời gian thay kính điện thoại nhanh chóng làm hài lòng tất cả người dùng khi đến công ty.

Nhiều người khẳng định iPhone SE sinh ra là để dành cho các thị trường đang phát triển. Thậm chí, theo số liệu của SimilarWeb, phần lớn lưu lượng đổ về trang web của Apple sau khi iPhone SE ra mắt thuộc về Trung Quốc và Ấn Độ. Đáng tiếc rằng đây sẽ là 2 thị trường khó nhằn hơn cả iPhone 5s, bởi giá quốc tế của Apple thường quá cao so với giá gốc tại Mỹ. Tại Trung Quốc, giá chính hãng của iPhone SE là vào khoảng 508 USD trong khi tại Ấn Độ con số đó lên tới 588 USD, tức là không còn cách quá xa so với giá của iPhone 6s tại Mỹ (650 USD).

CNBC khẳng định iPhone SE đã nhận được tới 3,4 triệu đơn đặt hàng tại Trung Quốc. Con số đó có vẻ ấn tượng, nhưng Mi 5 thì thậm chí còn thu được 16 triệu đơn hàng trong vòng chưa đầy 1 tháng. Mức giá chỉ 508 USD của iPhone SE vẫn thấp hơn nhiều so với giá bán trung bình của iPhone tại Trung Quốc là 718 USD, nhưng rõ ràng người dùng Trung Hoa sẽ không thấy rõ sự chênh lệch giữa chiếc iPhone "cấp thấp" này và iPhone 6s như người dùng tại Mỹ.