Ý nghĩa của bản đồ 1/500 như thế nào thì không phải ai cũng biết, nhất là những người chưa “đụng chuyện” liên quan đến mua bán Bất động sản. Sau đây là những đều cần biết về bản đồ quy hoạch 1/500 và thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 nhất định phải biết.

Tìm hiểu quy hoạch 1/500 là gì? Ý nghĩa của bản bàn đồ quy hoạch như thế nào?
1. Quy hoạch 1/500 là gì?
Căn cứ Khoản 2, Điều 30, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 thì: “Bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết được thể hiện theo tỷ lệ 1/500”. Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

– Quy hoạch 1/500 phải gắn liền với một dự án cụ thể.

– Quy hoạch 1/500 là cơ sở để được cấp giấy phép xây dựng (sau này cho dự án) và lập dự án đầu tư xây dựng.

Do đó bản vẽ của đồ án quy hoạch chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

2. Ý nghĩa của bản đồ quy hoạch 1/500 là gì?
Quy hoạch tỷ lệ 1/500 cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Loại bản đồ quy hoạch này giúp chũng ta dễ dàng nhìn rõ chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất dự án. Về hạ tầng kỹ thuật, bản đồ sẽ thể hiện chi tiết đến từng ranh giới lô đất.

Nói theo cách khác, quy hoạch chi tiết 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dụng công trình và thực hiện xây dựng.

3. Khi nào lập quy hoạch chi tiết 1/500?
Dự án nào phải lập quy hoạch 1/500? Ví dụ một dự án khu dân cư có tổng diện tích 1,5ha, khu vực lập dự án này đã được quy hoạch chung. Trong trường hợp này phải làm sao?

Theo Bộ Xây Dựng cho biết: " Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết"

Vì thế, chủ đầu tư chỉ cần vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng hoặc giấy phép quy hoạch; đảm bảo việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật, phù hợp với không gian kiến trúc khu vực.

4. Cơ sở để phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?

4.1. Dự án nào phải lập giấy phép xây dựng
Có phải " quy hoạch 1/500 không cần giấy phép xây dựng" là đúng hay sai? Câu trả lời là sai.Sau đây là các trường hợp phải có giấy phép xây dựng. Chúng tôi sẽ phân tích các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Các đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 được miễn giấy phép xây dựng
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng 2014 về các trường hợp miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

HomeNext là công ty bất động sản uy tín tại Bình Dương

— — — — — — — —   — — — — — — — — — — — — — — — —

Liên hệ bat dong san binh duong — HomeNext — Để biết thêm thông tin chi tiết về Pháp lý bất động sản

(Please contact us — HomeNext — Real estate agency in binh duong)

Hotline: 0908 480 055| Hotmail: sales@homenext.vn

Xem chi tiết tại: https://blog.homenext.vn/phap-ly/ban-do-quy-hoach-1/500

Website homenext.vn quý khách vui lòng truy cập ngay tại https://homenext.vn/

Xem thêm: Căn hộ Bình Dương, Nhà phố Bình Dương