Tại sao khi không được thỏa mãn là trẻ liền mè nheo?
TẠI SAO KHI KHÔNG ĐƯỢC THỎA MÃN LÀ TRẺ LIỀN MÈ NHEO?
Bé nhà tôi được 27 tháng, càng ngày càng hay mè nheo. Khi đi công viên, bé đòi chơi ngựa gỗ xoay vòng, chơi một vòng rồi lại muốn chơi thêm vòng nữa, nếu như không đồng ý bé liền khóc lóc. Sau khi chơi hai lần bé vẫn muốn tiếp tục chơi nữa, tôi nghiêm mặt nói với bé rằng“Không chơi nữa, đến lúc phải về nhà rồi”. Bé nghe thấy vậy liền khóc ầm lên trong công viên không đi. Tôi không thèm để ý, nói với bé rằng: “Còn không đứng lên là mẹ đi chịu GỢI Ý CHO MẸ
mất đấy!”Vậy là bé đi được hai bước rồi ôm chầm lấy chân tôi, quỳ dưới đất không chịu đứng lên, thật vừa tức giận vừa xấu hổ.
Gặp phải tình cảnh thế này phải xử lí thế nào mới được đây?
LẮNG NGHE TIẾNG LÒNG CON TRẺ
Chúng ta thường xuyên nhìn thấy cha mẹ và con cái diễn ra cảnh như trên trong công viên hoặc ở ngoài đường, mẹ thì vừa tức giận vừa lạnh lùng, trẻ thì vừa khóc mếu vừa mè nheo, đó đều là do lỗi của trẻ ư? Chúng ta hãy cùng nhìn lại toàn bộ quá trình để xem nguyên nhân mà trẻ khóc hai lần là gì.
Mới đầu tại sao trẻ lại khóc? Đó là vì trẻ muốn chơi ngựa gỗ. Tại sao chơi rồi vẫn còn muốn chơi? Là vì chơi chưa đủ. Tại sao vẫn chơi chưa đủ? Là vì thòi gian chơi một vòng ngắn quá. Tiêu chuẩn và thời gian của vòng quay này đều là do nhà sản xuất và người quản lí công viên xây dựng nên, hoàn toàn không liên quan gì đến nhu cầu củã trẻ. Cũng giống như khi chơi những trò chơi khác, trẻ đều hi vọng có thể chơi vui hết
mình, trẻ sẽ không nghĩ đến việc ngồi chơi thêm một lần nữa tức là phải mất thêm tiền nữa. Đen lúc này, tình cảnh thực tế là có thể khống chế được, việc trẻ khóc là hoàn toàn bình thường, điều này sẽ được nói kĩ hơn ở phần “Gợi ý cho mẹ”.
Còn lần thứ hai tại sao trẻ lại khóc? Đó chính là vì thái độ của mẹ, trẻ phát hiện ra rằng trẻ không những không được chơi ngựa gỗ mà mẹ còn rời xa trẻ nữa. Đối với trẻ thì đó chính là hai điều khủng khiếp cùng đến một lúc, không được chơi ngựa gỗ đã đủ khiến trẻ đau lòng rồi, nay mẹ lại còn “không yêu” trẻ nữa, hơn nữa dáng điệu khi tức giận của mẹ trông rất đáng sợ. Việc bắt một đứa trẻ đang khóc mếu phải ăn cá chép om dưa và hiểu rõ ràng những điều thế này quả là một việc rất khó khăn, điều duy nhất mà trẻ có thể làm là khóc to hơn nữa để thu hút sự chú ý của mẹ. Hơn nữa, khi trẻ gặp phải nỗi lo sợ và không
biết nên giải quyết thế nào thì ngoài việc khóc ra trẻ cũng không có lựa chọn nào khác, dẫu rằng việc khóc không có chút tác dụng nào cả. Thực ra, đến ngay cả người lớn thì cũng có lúc như vậy, chỉ là những biểu hiện của trẻ thì rõ ràng hơn mà thôi. Lúc này đây nếu như dùng mọi cách để đe dọa bắt trẻ im miệng ngừng khóc thì sẽ chỉ càng khiến cho trẻ khóc dữ hơn mà thôi. Tình hình thực sự bị cha mẹ nói là mè nheo e rằng chính là phần này.
Cũng có thể nói, cách làm xôi xéo chính thái độ của người lớn đã dẫn đến việc trẻ phát sinh mè nheo; Hơn nữa sau khi trẻ mè nheo, thái độ của mẹ càng khiến cho sự việc càng thêm tồi tệ, điều này khiến trẻ càng thêm sợ hãi và không biết nên làm thế nào, do vậy sự việc phát triển ngày một nghiêm trọng hơn, cục diện trở nên ngày càng khó khống chế.
GỢI Ý CHO MẸ
Khi cục diện còn có thể khống chế được thì không nên để nó phát triển sang bước thứ hai. Lúc có thể khống chế được chính là khi trẻ bắt đầu khóc mếu lần đầu tiên vì không được chơi ngựa gỗ.
1. Đe cho trẻ chơi đủ
Có một đứa trẻ rất thích thú với trò thú nhún trước cửa hàng bách hóa, mỗi lần đi qua đều dừng lại xem, nhưng trước nay chưa bao giờ được cưỡi thử cả. Có một lần, mẹ của đứa trẻ ấy thấy con đáng thương quá, liền cho trẻ cưỡi một lần, ai ngờ trẻ đã lên rồi thì không muốn xuống nữa, người mẹ ấy kiên nhẫn cho con ngồi chơi tiếp, mỗi lần đút tiền vào đều đưa cho con tự mình đút. Sau khi đút vào đến đồng thứ tám, đứa trẻ chỉ ngồi một phút rồi xuống bò bít tết, sau này không bao giờ đòi mẹ cho chơi ngựa nhún nữa. Thực tế, trước khi trẻ ngồi chơi những trò chơi thế này, trẻ chỉ cần nhìn cũng đủ thấy
mãn nguyện rồi; nhưng một khi đã được ngồi thử thì sẽ là một thử nghiệm khác, trừ phi chơi đủ rồi, nếu không trẻ sẽ không chịu nghỉ.
1. Thương lượng trước
Khi đến công viên chơi, có thể trẻ biết mà cũng có thể không biết rằng muốn chơi ngựa gỗ, cũng không biết phải chơi bao nhiêu lần, do đó khi ngồi lên chơi rồi tất nhiên chỉ muốn chơi đủ mới thôi. Neu như trước khi đi công viên cha mẹ giao hẹn trước với trẻ hành trình hôm nay sẽ như thế nào, chơi ngựa gỗ chỉ được chơi một lần, đồng thời đưa cho trẻ một túi tiền nhỏ, bên trong là những đồng tiền xu để chơi trò chơi, khi tiêu hết là cũng phải kết thúc. Như vậy dẫu cho có lúc trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng nhưng vẫn dễ dàng chấp nhận hơn.
2. Uy nghiêm phải song hành với tình
http://trithucsong.com/data/trithucs...32219617_0.jpg
Khi trẻ cảm thấy buồn, đầu tiên hãy lí giải và an ủi trẻ, trước tiên bạn có thể đồng cảm với cách nghĩ của trẻ, điều này là rất quan trọng, bởi có gì có thể khiến tâm trạng thoải mái dễ chịu hơn là được người khác thấu hiểu? Mẹ có thể ôm lấy trẻ và nói: “Chơi ngựa gỗ thích lắm đúng không? Con thích chơi ngựa gỗ lắm đúng không? Mẹ cũng rất thích nhìn dáng vẻ con khi chơi ngựa gỗ, nhưng mà...” tiếp theo đó bạn có thể nêu ra những gợi ý đơn giản, ví dụ như đi chèo thuyền hoặc những ý khác, cũng có thể nói cho trẻ một cách đơn giản là tại sao không được chơi, ví dụ như hết tiền rồi, muộn quá rồi. Thông thường, sau khi mẹ đã nêu ra giải thích trẻ sẽ bình tĩnh lại. Như vậy trẻ sẽ có thể hiểu được thái độ của mẹ là rất kiên quyết, sẽ không đòi nữa. Khi đối diện với tình huống như vậy mẹ có thể tham khảo thêm phần “Gợi ý cho mẹ” trong mục “Tại
sao trẻ lại giả vờ khóc?”.
3. Cho phép trẻ phát cáu
Giả dụ như trong giai đoạn có thể khống chế được, chúng ta đã dùng những cách thích hợp mà vẫn không đem lại hiệu quả như đã định, tức là trẻ vẫn đang khóc. Neu như trẻ chỉ khóc thôi mà không có gì kịch liệt, cũng không đến mức mè nheo thì hãy cứ để trẻ phát cáu một lúc. Bạn có thể nói với trẻ rằng “Nếu như con cảm thấy buồn thì cứ khóc đi”, sau đó tìm cho trẻ một lối thoát thích hợp, ví dụ như hỏi trẻ rằng “Có phải con muốn ăn gì không?”, “Có phải con muốn uống nước không?”. Trong quá trình này, cần phải khiến cho trẻ luôn cảm nhận thấy được sự ấm áp và tình yêu của bạn với trẻ, bạn có thể vỗ vồ vào lưng trẻ, có thể bế trẻ, như vậy trẻ sẽ dễ dàng bình tĩnh lại hơn.
4. Nói với trẻ cảm giác của bạn
http://mamnonlongbien.com/uploads/ne...oi-cung-be.jpg
Neu như trẻ khóc tới mức độ mè nheo, mẹ có thể không ngần ngại nói cho trẻ nghe cảm giác của mình, hãy nói với trẻ rằng: “Mẹ yêu con, cũng hiểu cảm giác của con, nhưng không thích hành động mè nheo của con”. Neu như trẻ vẫn chưa hình thành thói quen mè nheo, thông thường sự việc sẽ không phát triển sang bước tiếp theo. Dầu cho có đến bước này thì chỉ cần mẹ cho trẻ cảm thấy được rằng, mẹ dù yêu trẻ nhưng vẫn kiên trì với quan điểm của mẹ, trẻ có khóc thì cũng không có tác dụng gì. Qua vài lần trải nghiệm như vậy, trẻ sẽ rất sáng suốt và không còn dùng đến cách này nữa.