Khi một ngày bạn cảm thấy chiếc điện thoại mà bạn vẫn thường ngày sử dụng nó trở nên ì ạch một cách không bình thường, ngay cả việc mở một ứng dụng tin nhắn để gửi cho ai đó, hay mở Facebook thôi cũng khiến bạn tốn thêm một chút thời gian, thì có lẽ bộ nhớ RAM bị đầy là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Vì thế mà việc mở rộng dung lượng cho chúng là một điều thực sự cần thiết.

[IMG]http://file.**********/hinh/2015/07/android-vectorg.jpg[/IMG]

Mở rộng ở đây không phải là nghĩa đen, tức là tháo bỏ lớp vỏ ra và gắn thêm một thanh RAM tương tự vào trong thiết bị như trên máy tính được. Sở dĩ là nhà sản xuất không chừa cho chúng ta một khe cắm RAM nào để người dùng mở rộng, cũng như đã hàn RAM mặc định vào bảng mạch và việc thay thế là điều hoàn toàn không thể thực hiện được. Chúng ta mở rộng bộ nhớ RAM thực chất là giảm đi các tính năng không cần thiết gây ra sự hao phí nguồn tài nguyên hạn hẹp này, cũng như sử dụng chúng cho các mục đích khác cần thiết hơn, và bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách làm vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả để giải quyết vấn đề máy hoạt động ì ạch.

Trên các thiết bị Android, việc root máy để can thiệp sâu hơn vào các cài đặt của thiết bị là điều không hiếm gặp, nếu không muốn là tràn lan với các phương pháp được hướng dẫn kĩ càng để trạng bị cho người dùng đến tận răng. Tuy nhiên thì có những người vẫn muốn xài Android gốc, và không chọn giải pháp root trên thiết bị của mình. Vì thế mà ở đây, chúng ta chia tất cả các smartphone Android tạm thời ra làm hai loại: một là đã root, và một là chưa root lần nào.

>>> Cách kiểm tra, khắc phục và sửa iphone lỗi wifi

Đối với những máy chưa root

Giảm số lượng widget trên màn hình và các hình nền động

Ở đây, trong số chúng ta, không ai có thể phủ nhận những gì mà các widget mang lại. Các thông tin được cập nhật một cách đầy đủ và liên tục theo thời gian, hay các công cụ được tổng hợp trong từng widget của các ứng dụng mà bạn đem lên màn hình chính. Dĩ nhiên, để widget hoạt động như một hay nhiều ứng dụng thu nhỏ như vậy, hệ thống dĩ nhiên sẽ cung cấp lượng tài nguyên có sẵn cho chúng, nhất là RAM, và tỉ lệ RAM sử dụng đi kèm với lượng widget chúng ta mang ra màn hình. Vì thế mà chúng ta cần tắt bớt những widget đi, thay vào đó là sử dụng các ứng dụng để kiểm tra thông tin, một phần vừa giúp cho màn hình trở nên thoáng đãng hơn, và một phần giúp cho hệ thống giảm bớt sức nặng khi phải phân bổ liên tục tài nguyên của mình.

Bên cạnh đó, các hình nền động cũng gây ra vấn đề tương tự so với việc widget hoạt động trên màn hình chính. Mặc dù bạn sẽ có màn hình chính đẹp với các hiệu ứng chạy liên tục nhưng bù lại là phải trả giá cho phần cứng hoạt động liên tục với tài nguyên giảm dần, thậm chí lấn sang cho cả những tác vụ khác. Bởi vậy, việc thay bằng một hình nền tĩnh cũng là một giải pháp tốt, mà vẫn mang đến tính thẩm mĩ cao cho thiết bị của mình.

Vô hiệu hóa các ứng dụng không sử dụng

Những ứng dụng hiện hữu trong máy, trong quá trình sử dụng, với thao tác tắt bình thường thì chúng vẫn còn hoạt động ngầm trong hệ thống mà đôi khi chúng ta không hề hay biết sự có mặt của chúng. Mặc dù, nếu tính đơn lẻ, mỗi ứng dụng chỉ chiếm không bao nhiêu RAM, cũng như CPU hay pin để hoạt động, nhưng chắc chắn rằng số lượng có mặt trên thiết bị của bạn không phải là con số đếm trên đầu ngón tay.

Chỉ tính riêng con số ứng dụng của nhà sản xuất thiết bị bạn đang dùng hiện tại mang vào đi kèm với từng phiên bản Android không thôi, cũng đã vượt quá con số 10 hoặc xấp xỉ ngang đó. Bên cạnh đó, chúng ta còn tải thêm hàng loạt các ứng dụng khác từ hệ thống Play Store gồm game, công cụ, đọc báo, chụp ảnh.... Với con số đó, nếu nhân lên với dung lượng RAM bị chiếm dụng trung bình của mỗi ứng dụng, cũng đủ khiến cho hệ thống của thiết bị đạt mức báo động. Chưa kể các vấn đề về bộ nhớ trong quá tải khi phải san sẻ chỗ chật hẹp cho các thành viên mới dọn vào.

Để vô hiệu hóa việc chạy ngầm các ứng dụng, các bạn vào Settings -> Apps hay Application Manager tùy thuộc phiên bản Android đang sử dụng. Chuyển qua mục All để hiển thị toàn bộ danh sách các ứng dụng đang được cài đặt trên máy và chọn ứng dụng nào cần vô hiệu hóa, nhấn vào chúng và bấm nút Disable trên màn hình.

Vô hiệu hóa các hiệu ứng

Các hiệu ứng mang đến sự độc đáo riêng cho từng hệ điều hành, nhưng việc các hiệu ứng này hoạt động, về bản chất không khác gì với việc hình nền động cứ hoạt động liên tục trên màn hình. Có thể chúng khiến cho bạn cảm thấy bắt mắt hơn, nhưng nếu muốn một thiết bị hoạt động mượt mà, thì bạn nên lựa chọn tắt các hiệu ứng này đi.

Nếu muốn can thiệp vào phần cài đặt của các hiệu ứng, chúng ta phải thông qua chế độ Developer Options có trong Settings. Mặc định, trên một số thiết bị, chế độ này được đưa hẳn ra ngoài, nhưng phần lớn chúng bị ẩn đi và người dùng cần kích hoạt bằng tay. Ngay trong phần Settings của thiết bị, chọn About Phone và nhấn 7 lần liên tiếp vào mục Build Number cho đến khi có thông báo sẵn sàng để sử dụng chế độ dành cho lập trình viên hệ thống và nó đã sẵn sàng có mặt trong danh mục Settings.

Kế đến, trong chế độ Developer Options vừa kích hoạt, chúng ta vào Drawing và tắt, cũng như chỉnh các mục sau đây xuống mức thấp nhất:

+ Windows Animation Scale
+ Transition Animation Scale
+ Animator duration scale

Đối với các thiết bị đã root

>>>> Root G925T 5.1.1 bằng unibase kernel giúp unlock samsung galaxy s6 edge tmobile 5.1.1 bằng z3x box nhanh hơn.

Trên những thiết bị đã được root, việc mở rộng dung lượng RAM được thực hiện dễ dàng trên nhiều cách khác nhau, mà đơn giản và hiệu quả nhất, có lẽ là dùng chính phần thẻ nhớ SD như là một RAM ảo, điều được thực hiện tương tự với USB trên các máy tính vậy.

Trong lĩnh vực này, ROEHSOFT RAM Expander (SWAP) là công cụ được ưu tiên trên hết với việc cho phép dung lượng Swap lên đến 4GB do hạn chế của Android, có thể điều chỉnh bật tắt một cách dễ dàng và hỗ trợ hầu hết các thiết bị có mặt, và chỉ yêu cầu thẻ nhớ microSD class 4 trở lên, nhưng di nhiên thì class càng cao, tốc độ đọc ghi càng được cải thiện, và vùng RAM ảo hoạt động càng hiệu quả hơn

Đầu tiên, để sử dụng, đương nhiên chúng ta cần tải ứng dụng này về thông qua đường dẫn được đưa ra tại đây hoặc trên Play Store của Google. Ban đầu, ứng dụng yêu cầu quyền root từ phía người dùng và hỏi ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng là gì (tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Đức)

Sau khi đã thao tác xong các bước đầu tiên, giao diện chính sẽ xuất hiện, bạn có thể điều chỉnh thanh trượt bằng tay để tùy chọn dung lượng cho vùng swap, hay chọn Optimal Value ở dưới để ứng dụng tự tính toán và đưa ra con số hợp lí tùy thuộc vào hệ thống cụ thể và cuối cùng là bật thanh trượt Swap Activ ở trên cùng để kích hoạt tính năng mà ứng dụng mang lại.

Theo Android Pit
Nguồn: **********