Thái Lan
Học sinh lớp 12 phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia với các đề thi quốc gia, các trường ĐH ở Thái Lan đều chấp nhận kết quả khi xét tuyển thí sinh vào ĐH.
Hằng năm, hầu hết các trường công lập và nhiều trường ĐH tư tham gia kỳ thi chung này để liên kết tuyển sinh ĐH. Sau kỳ thi, thí sinh gửi điểm thi của mình đến các trường xin dự tuyển.
Một số trường ĐH có thể tổ chức kiểm tra sức khoẻ, kiểm tra năng khiếu… tại trường, đối với những ngành nghề đặc biệt. Hiện Thái Lan đang cải tiến tổ chức kỳ thi tuyển sinh theo mô hình tương tự Hoa Kỳ, tức là lập trung tâm tuyển sinh để tổ chức dịch vụ thi nhiều lần trong năm.
Xem thêm:


Nhật Bản
Ở Nhật Bản, không tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông, các học sinh muốn vào học ĐH phải tham gia một kỳ thi tuyển sinh toàn quốc gồm 6-7 bài kiểm tra theo các môn.
Điểm tổng của kỳ thi này sẽ xác định các cơ sở cụ thể mà thí sinh đủ điều kiện đăng ký; các cơ sở được chia thành các bậc, trong đó các cơ sở có uy tín sẽ đòi hỏi điểm số cao hơn.
Sau đó các thí sinh được yêu cầu tham gia một vòng tuyển sinh thứ hai, được tiến hành riêng bởi từng cơ sở giáo dục mà họ đăng ký. Quá trình tuyển sinh dựa trên cả điểm trong kỳ thi toàn quốc và của cơ sở, mỗi cơ sở sẽ tự xác định tỷ trọng tương đối của các điểm số này.
Một số quốc gia ở Châu Âu, có quy định về việc đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình học lớp 12 đều phải trải qua một kỳ thi để được công nhận tốt nghiệp (hoặc được nhận Chứng chỉ tốt nghiệp THPT).

Phần Lan
Ở Phần Lan, các học sinh tham dự kỳ thi ylioppilastutkinto để được nhận bằng tốt nghiệp trung học. Các trường ĐH cũng tự tổ chức các kỳ thi tuyển sinh của mình theo chương trình cụ thể.
Quá trình tuyển sinh thường dựa trên cả điểm thi tốt nghiệp trung học và điểm thi tuyển sinh, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm cụ thể về chỉ tiêu của hầu hết các chương trình đào tạo dựa hoàn toàn vào điểm thi tuyển sinh.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia được tổ chức 2 lần một năm, vào mùa xuân và mùa thu, cho học sinh lớp 12, được điều hành bởi EEC. Mục đích của thi tốt nghiệp THPT quốc gia là xác định xem học sinh đã đạt những kiến thức và kỹ năng theo yêu cầu của chương trình THPT hay không.
Học sinh vượt qua Kỳ thi tốt nghiệp giáo dục trung học là đủ điều kiện nhập học CĐ và đủ điều kiện đăng ký vào ĐH. Những người muốn học ĐH còn phải vượt qua kỳ tuyển sinh riêng của trường. Mỗi trường ĐH tự quản lý kỳ tuyển sinh của họ, theo chương trình, tiêu chí cụ thể. Xét đủ điều kiện nhập học ĐH thường được dựa vào cả điểm thi tốt nghiệp giáo dục trung học và điểm thi tuyển sinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hoàn toàn chỉ dựa trên điểm thi tuyển sinh.
Hình thức phổ biến nhất cho thi tuyển sinh vào ĐH là một bài kiểm tra viết, nhưng với các lĩnh vực nghệ thuật, kịch hoặc âm nhạc thì còn đánh giá qua hồ sơ (portfolio) về năng khiếu, hoặc có thể được mời tham gia một buổi thử giọng.
Đối với các trường ĐH định hướng khoa học ứng dụng (Applied Sciences), các bài thi phần lớn được tổ chức tại trường, một số trường có dịch vụ tổ chức thi tuyển sinh ở nước ngoài hoặc qua mạng. Đối với các trường ĐH định hướng nghiên cứu (Academic), các bài thi được tổ chức tại trường. Ngoài ra, một số trường còn bổ sung thêm tiêu chí khác (ví dụ như SAT test).