"Tôi phụ trách việc kiểm soát các thiết bị ghi hình, phục vụ VAR trong các trận đấu tại bảng D", Songkran chia sẻ với VnExpress sau chuyến bay từ Bangkok tới Buriram.
Đọc thêm: Ti le keo
Đây là lần đầu tiên một giải đấu của châu Á được áp dụng toàn diện công nghệ trợ lý trọng tài video (VAR). Trước đó, tại Asian Cup 2019, VAR chỉ được áp dụng thí điểm từ loạt trận tứ kết. Trong trận đấu với Nhật Bản, thầy trò HLV Park Hang-seo trải qua cảm xúc trái ngược với VAR khi công nghệ này giúp đội thoát một quả phạt đền, nhưng sau đó bị thổi phạt dẫn đến bàn thua ở một tình huống không thực sự rõ ràng.







Trọng tài Songkran tại sân bay Buriram sáng 6/1. Ảnh: Đức Đồng.



"Được áp dụng tại vòng chung kết U23 châu Á, VAR sẽ giúp trọng tài xác định rõ các tình huống phạt đền hay không phạt đền, thẻ đỏ hay không. Chúng tôi sẽ áp dụng một cách công bằng. Các CĐV trên sân đều có thể theo dõi và nhìn thấy", Songkran nói thêm.
Songkran là trọng tài trẻ của Thái Lan. Anh cùng một đồng hương và một số đồng nghiệp của các quốc gia khác đảm nhận công tác VAR tại bảng D, gồm Việt Nam, UAE, Jordan và Triều Tiên.
Đánh giá về sự phát triển của bóng đá Việt Nam thời gian qua, Songkran nói: "Việt Nam đã vươn lên số một khu vực Đông Nam Á khi vô địch AFF Cup và giành HC vàng SEA Games. Các bạn đang có một thế hệ cầu thủ tốt, cùng một HLV chất lượng. Việt Nam đang là á quân U23 châu Á, và là đối thủ đáng gờm khi đến với giải năm nay".






Cơ chế hoạt động của VAR tại giải vô địch U23 châu Á

Cơ chế hoạt động của VAR tại VCK giải U23 châu Á.
Trước trọng tài Songkran, lãnh đội U23 Thái Lan Hiro cũng hết lời ca ngợi Việt Nam. Ông cho hay: "Tôi phải chúc mừng Việt Nam, họ vừa giành HC vàng SEA Games 30. Bóng đá Thái Lan sẽ phải nỗ lực để không để bị tụt lại".
Hiro cũng là lãnh đội của U22 Thái Lan tại SEA Games 30, nơi họ hoà Việt Nam 2-2 ở trận cuối vòng bảng nên không thể vào bán kết. Hiro cho biết điều an ủi với bóng đá Thái Lan là ba lần gặp Việt Nam gần nhất, họ đều không thua.
Lâm Thoả (từ Bangkok)