Giống như các VĐV thể thao chuyên nghiệp khác, game thủ cũng phải chống chọi với những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Biết mù lòa vẫn chơi



===>>>xem thêm: thanh lý màn hình máy tính cũ


Tháng 9 năm nay, các game thủ trên toàn thế giới đổ dồn đến Thượng Hải tham dự giải DOTA 2 quốc tế. Chiến thắng chung cuộc thuộc về 5 thành viên của một đội có tên OG team. Mỗi người trong số họ nhận khoản tiền thưởng lên tới 3 triệu USD. Ngay cả những nhà vô địch Grand Slam ở môn quần vợt cũng không được cầm số tiền thưởng lớn như thế.

Đâu là lý do để các đơn vị tổ chức eSports hào phóng trả tiền thưởng sộp cho các game thủ đến vậy? Đầu tiên, đây là ngành công nghiệp mới nổi đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Trong năm nay, doanh thu từ esports được kỳ vọng vượt qua con số 1 tỷ USD và có 545 triệu người theo dõi thường xuyên. Lý do thứ hai nằm ở những nhà phát hành game.

Tiền thưởng cho game thủ càng lớn, các nhà phát hành càng kích thích người chơi cống nạp tiền cho họ. Cơ hội trở thành game thủ chuyên nghiệp còn thấp hơn cả trúng xổ số độc đắc, và người hưởng lợi nhiều nhất dĩ nhiên là các nhà phát hành. Bất chấp những cảnh báo cho thấy chơi game nhiều có hại cho sức khỏe, các game thủ lao vào cày thâu đêm suốt sáng để mơ trở thành nhà vô địch.




===>>> Mua cây máy tính cũ


Để bước lên đỉnh vinh quang, các game thủ đã phải trả giá khá đắt cho chính sức khỏe và mạng sống của mình
Để bước lên đỉnh vinh quang, các game thủ đã phải trả giá khá đắt cho chính sức khỏe và mạng sống của mình
Trong giải DOTA 2 quốc tế, một game thủ 24 tuổi từ Kyrgyzstan là Evgeniy “Blizzy” Ree tiết lộ, thị lực của anh suy giảm nghiêm trọng vì cày game. Tại bệnh viện, bác sĩ nhãn khoa khuyên Ree nên đeo kính khi chơi game, nhưng tốt nhất là tạm ngừng chơi nửa năm để mắt được thư giãn. Ông cảnh báo nếu phớt lờ, Ree có thể sớm gặp nguy cơ bị mù lòa.

“Tôi biết bác sĩ khuyên đúng, nhưng cuối cùng tôi vẫn phớt lờ. Tôi còn trẻ, và cảm thấy mắt mình vẫn còn đủ tinh anh để theo đuổi eSports. Tôi không thích đeo kính, vì làm thế rất bất tiện. Nghỉ chơi game nửa năm ư? Càng không thể. Tôi cần chơi tiếp để kiếm tiền, thật nhiều tiền”, Ree chia sẻ trên Telegraph. Và thế là, Ree vẫn chơi game 12 tiếng một ngày dù biết rõ tác hại.

Đi ngược lại xã hội

Thể thao hiện đại ngày càng chú trọng vai trò của khoa học để giúp nâng cao thành tích thi đấu. Từ chế độ ăn uống, tập luyện, thậm chí cả giấc ngủ cũng có những chuyên gia hàng đầu tư vấn cho VĐV. Nhưng điều đó hoàn toàn không có ở eSports. Chẳng có HLV nào đi tư vấn dinh dưỡng hay sức khỏe cho game thủ cả, bởi giờ giấc sinh hoạt của họ vốn đã cực kỳ phản khoa học rồi.

Mỗi ngày, một game thủ bỏ ra nhiều giờ đồng hồ ngồi trước màn hình máy tính. Đôi mắt thâm quầng, con ngươi như dại đi vì phải trừng mắt nhìn quá nhiều, hai tay khua chuột và bàn phím liên tục. Dĩ nhiên là chẳng có mấy game thủ tập thể dục, bởi họ chỉ biết ngồi lỳ bên bàn máy tính. Chuyện ăn uống của họ cũng vô tổ chức, với bữa ăn luôn là ngũ cốc chế biến sẵn cùng nước ngọt có ga.




Để bước lên đỉnh vinh quang, các game thủ đã phải trả giá khá đắt cho chính sức khỏe và mạng sống của mình
Nhiều người như Ree có thể tiếp tục phớt lờ lời khuyên từ các bác sĩ, nhưng mặt trái eSports mang lại là không thể chối cãi. Vài năm trước, làng eSports từng trầm trồ thán phục về tài năng của Lâm Du Hải, một game thủ người Mỹ gốc Việt trong trò chơi Liên Minh Huyền Thoại. Nhưng vào năm 2014, Hải suýt chết vì suy hô hấp khi chơi game. Lúc đó anh mới 22 tuổi.

3 năm sau, Hải chính thức giải nghệ vì mắc thêm chứng thoái hóa khớp cổ tay. Tuy nhiên, Hải vẫn nằm trong số những người may mắn, vì anh có thể hoàn toàn dứt khỏi chuỗi ngày cày game thâu đêm suốt sáng. Một số game thủ khác còn có triệu chứng tâm thần, hoang tưởng vì chơi game quá nhiều.

Không ai có thể can thiệp vào cuộc sống của các game thủ, vì chơi game không vi phạm pháp luật. Luật pháp không thể cấm một người tự hành xác ngày qua ngày. Điều đó khiến những game thủ trẻ có nguy cơ đi vào lối mòn của những bậc đàn anh như Lâm Du Hải mà không tìm được lối thoát ra.

Nguồn: vov giao thông