2, Nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì?
Thông thường lượng mỡ trong máu sẽ bắt đầu tăng từ 2 – 3 giờ sau khi ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và sẽ tăng cao nhất vào thời điểm 4 – 6 giờ sau ăn và tới giờ thứ 9 trở đi thì trở về mức bình thường.
Mức độ và thời gian tăng lượng mỡ trong máu sẽ còn phụ thuộc vào loại mỡ bạn sử dụng, thời gian mỡ thoát khỏi dạ dày, cường độ nhu động ruột, hoạt tính men lipaza tụy và ruột, lượng mật bài tiết, lượng lipid máu lúc đầu…
Ngoài ăn uống thì việc sinh hoạt thiếu điều độ, lười vận động, công việc căng thẳng khiến bạn bị stress kéo dài gây ra một số rối loạn trong việc chuyển hóa các chất của cơ thể. Đặc biệt là khi chuyển hóa mỡ máu bị rối loạn khiến lượng cholesterol xấu tăng cao còn cholesterol tốt bị giảm khiến mỡ máu cao và gây ra bệnh máu nhiễm mỡ cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Máu nhiễm mỡ có thể di chuyền vậy nên nếu người thân của bạn bị máu nhiễm mỡ, hãy đi khám sức khỏe định kỳ để trắc rằng lượng mỡ trong máu của bạn đang nằm ở mức cho phép nhé!
Xem thêm:


3, Dinh dưỡng cho người máu nhiễm mỡ
Đối với những người bị máu nhiễm mỡ cần phải kiểm soát chế độ ăn uống của mình một cách nghiêm khắc để hạn chế tình trạng bệnh có thể biến chứng nặng hơn. Tốt nhất nên bổ sung thật nhiều các thực phẩm tốt cho cholesterol thấp như: các loại hoa quả, rau xanh chứa nhiều chất xơ, các thực phẩm từ cá, đậu, thịt nạc thăn, gạo lứt… chỉ có ăn như vậy mới giảm được lượng mỡ trong máu.
  • Khi chế biến thức ăn nên chế biến nhạt, vì đồ ăn nhạt sẽ có lợi cho sức khỏe và tim mạch. Kiêng các đồ ăn chứa chất béo cao như các đồ chiên xào, đồ chứa nhiều dầu mỡ…
  • Không nên ăn tối quá muộn với những đồ ăn chứa nhiều đạm vì rất khó tiêu đồng thời sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu đọng lên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
  • Nên cho các thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong máu vào thực đơn hàng ngày như: đậu nành, gừng, mộc nhĩ, trà, nấm hương, hành tây, dầu ngô.
  • Luôn duy trì chế độ tập luyện hàng ngày đều đặn để mang tới một sức khỏe bền bỉ và dẻo dai đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý mới có khả năng giúp mỡ trong máu giảm.

4, Cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả
Tăng cường vận động mỗi ngày tối thiểu 30 phút để đốt cháy năng lượng dư thừa, sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin; hạn chế sử dụng mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu động vật thay vào đó là dầu thực vật và sử dụng nhiều thịt trắng trong thực đơn hàng ngày. Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn có sức khỏe và một cơ thể săn chắc đẹp hơn.

Dùng thuốc: Bạn có thể điều trị với Vên Mỡ Máu NTP của Nam Thanh Pharma được chiết xuất từ các loại trà thảo mộc sẽ giúp bạn giảm hấp thụ mỡ, giảm tình trạng rối loạn mỡ máu và giảm hiện tượng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, tắc nghẽn mạch…
Đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng mỡ trong máu và kịp thời phát hiện sớm khi lượng mỡ trong máu tăng quá mức cho phép. Đây là cách giúp bạn sớm phát hiện bệnh mỡ máu cao và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu khi bệnh còn chưa bị biến chứng và điều trị đơn giản nhất.
Với những chia sẻ về nguyên nhân máu nhiễm mỡ là gì vienmomau-ntp.com hi vọng bạn đã hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách phòng tránh và không bị bất ngờ khi phát hiện nó ghé thăm mình nhé! Chúc bạn sức khỏe!