Từ nâng ngực để thu nhỏ bụng hay nâng mũi đến hút mỡ, ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện ngoại hình. Nếu bạn đang cân nhắc việc sử dụng dao kéo để tu bổ nhan sắc, nhất là gương mặt, hãy bỏ chút thời gian để nghiên cứu và chắc chắn rằng bạn thích hợp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.

>>> Xem thêm: căng da mặt toàn bộ

>>> Xem thêm: căng da mặt nội soi

>>> Xem thêm: căng da mặt bằng chỉ




Bạn không nên coi nhẹ và thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tùy tiện vì đây là quyết định có thể làm thay đổi cả cuộc sống của bạn. Bạn chỉ nên tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ khi thực sự có nhu cầu sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề sau.

Điều kiện cơ thể của bạn

Bạn nên cân nhắc các điều kiện tự nhiên của cơ thể để tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ ở bộ phận nào trên cơ thể. Ví dụ, các kỹ thuật làm căng da có tác dụng tốt nhất với những người có làn da trắng và màu tóc sáng.

Danh sách dưới đây sẽ giúp bạn xác định xem bạn thích hợp thực hiện phẫu thuật nào trên từng bộ phận khuôn mặt:

Bơm môi: Phẫu thuật bơm môi sẽ có hiệu quả nhất nếu bạn còn trẻ và muốn sơ hữu một đôi môi dày hơn hoặc nếu bạn đã lớn tuổi và có một bờ môi mỏng. Bạn không nên tiến hành phẫu thuật nếu vừa mới dùng thuốc Accutane trị mụn trứng cá hoặc mắc một trong các bệnh: Herpes, bệnh tiểu đường, các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, bị dị ứng nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn phải chấp nhận rủi ro xảy ra phản ứng dị ứng với các chất liệu cấy ghép vào cơ thể.

Cấy ghép má: Bạn có thể thực hiện phẫu thuật cấy ghép má nếu bạn có xương gò má phẳng hoặc má xệ sớm. Đừng tiến hành phẫu thuật nếu da bạn bị chảy xệ quá mức, tình trạng này sẽ cải thiện tốt hơn khi bạn thực hiện nâng da mặt. Ngoài ra, bạn cũng phải chấp nhận rủi ro cấy ghép có thể gây nhiễm trùng, bị cơ thể đào thải, hoặc chất liệu cấy ghép trượt sang chỗ khác và cần phải phẫu thuật lại.

Cấy ghép cằm: Bạn phù hợp nếu bạn có cằm yếu hoặc không cân đối với mũi và không phù hợp nếu lợi hay răng bạn có vấn đề và cần phải chỉnh lại hàm. Ngoài ra, cũng như cấy ghép má, bạn phải chấp nhận khả năng rủi ro có thể bị nhiễm trùng, vật cấy ghép bị cơ thể đào thải hoặc bị trượt sang một vị trí khác cần phải phẫu thuật lại.

Nâng trán/nâng chân mày: Bạn có thể tiến hành phẫu thuật nếu bạn có lông mày rậm, nếp nhăn trán sâu, hoặc có nhiều đường nhăn. Bạn không thích hợp tiến hành phẫu thuật nếu bạn bị hói hoặc cơ địa dễ bị sẹo. Bạn cũng phải chấp nhận nguy cơ bị rụng tóc xung quanh vùng phẫu thuật và khả năng bị tê ở vùng trán và da đầu.

Phẫu thuật cắt mí: Nếu bị sụp mí, bọng mắt hoặc mắt bị sưng, bạn có thể tiến hành phẫu thuật cắt mí. Phẫu thuật sẽ không mang lại hiệu quả tối đa nếu mắt bạn có quầng thâm, nếp nhăn, hay vết chân chim. Các rủi ro có thể xảy ra là bị mù (rất hiếm), khô mắt, bị sẹo và mí mắt lồi (có thể gây kích ứng mắt).

Phẫu thuật mũi (nâng mũi): Bạn rất thích hợp tiến hành phẫu thuật nếu bạn có mũi lớn hoặc mũi bị gù hoặc bị u. Không nên thực hiện phẫu thuật nếu bạn có làn da dày, chưa tới tuổi vị thành niên (chưa phát triển đầy đủ về thể chất), hoặc chơi các môn thể thao hay va chạm. Thêm vào đó khả năng 15% đến 20% các trường hợp cần phẫu thuật thêm vài lần nữa để đạt được kết quả tốt nhất..

Phẫu thuật nâng mặt, cổ: Bạn có thể phẫu thuật nếu da và mô mềm trên mặt cũng như cổ của bạn bị chảy xệ, có nếp nhăn hằn sâu, má xệ và cằm hai ngấn. Đừng phẫu thuật nếu da bạn không còn độ đàn hồi tốt hoặc nếu bạn đang bị béo phì. Bạn cũng phải chấp nhận rằng da vẫn sẽ tiếp tục bị lão hóa và có rủi ro bị tổn thất da, bị sẹo, tê, liệt mặt một phần, hay đường chân tóc ngăn phần da đầu và trán bị thay đổi. Các rủi ro này càng dễ xảy ra khi bạn chọn cơ sở thẩm mỹ non kinh nghiệm, tay nghề kém.