Có nhiều cách để căng da mặt khác nhau tùy thuộc vào kết quả mong muốn của bạn.

Thông thường, bác sĩ sẽ mổ một đường ở chân tóc gần thái dương. Đường rạch nằm phía trước tai, đi xuống và ôm dọc lấy dái tai, sau đó trở lại phần da đầu phía sau.

>>> Xem thêm: căng da mặt nội soi

>>> Xem thêm: căng da mặt ở đâu

>>> Xem thêm: http://cangdamatbangchi.info




Các mô mỡ và da thừa có thể được loại bỏ hoặc phân bố lại trên khuôn mặt. Cơ và mô liên kết dưới da được tái phân bố và làm cho săn chắc hơn. Nếu da mặt bạn không bị chảy xệ nhiều, bạn nên thực hiện căng da mặt đơn giản với vết mổ nhỏ hơn.

Căng da vùng cổ cũng được thực hiện, bác sĩ sẽ loại bỏ da và mỡ thừa. Điều này giúp da cổ căng chắc và nâng lên trở lại. Bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này thông qua một vết rạch ở ngay dưới cằm.

Các vết mổ thường dùng chỉ khâu hòa tan hoặc “keo dán” da. Một số trường hợp, bạn có thể cần phải quay lại thăm khám để bác sĩ phẫu thuật khâu vết thương. Vết rạch được thực hiện theo cách giúp chúng hòa lẫn với đường chân tóc và cấu trúc của khuôn mặt bạn để che giấu các dấu hiệu phẫu thuật.

Đồng thời, bạn thường có một ống dẫn lưu phẫu thuật cũng như được quấn băng xung quanh mặt khi phẫu thuật xong.

Nguy cơ và tác dụng phụ khi căng da mặt

Bất kỳ thủ thuật y khoa nào đều có những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, bao gồm cả căng da mặt.

Một số rủi ro khi phẫu thuật căng da mặt có thể kể đến như:

- Nguy cơ bị mất cảm giác do gây tê
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
- Các vấn đề về tim mạch
- Hình thành các cục máu đông
- Cảm thấy đau đớn hoặc để lại sẹo
- Rụng tóc tại vị trí vết mổ
- Sưng tấy kéo dài
- Gặp vấn đề trong quá trình chữa lành vết thương

Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các nguy cơ có thể xảy ra khi căng da mặt để đảm bảo an toàn và tìm được những phương pháp điều trị phù hợp.