Thị trường ngoại hối (hay forex exchange) là thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất thế giới với hàng nghìn tỷ đô la được giao dịch vào bất kỳ ngày nào giữa hàng loạt các traders. Đối với những người mới tham gia vào thị trường ngoại hối, thì một trong những bước đầu tiên chính là làm quen với một số loại tiền được trade phổ biến cũng như áp dụng tính phổ biến của chúng không chỉ trong thị trường ngoại hối mà còn trong các thị trường khác. Anh em đã sẵn sàng để chào đón top 6 em tiền tệ được ưa thích nhất trong thị trường forex chưa nào???


1. Đô la Mỹ

Vâng, nàng Hoa khôi của chúng ta không ai khác chính là nàng đô la Mỹ, đây là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên hành tinh. USD thường sánh đôi với tất cả các loại tiền tệ chính khác và thường đóng vai trò trung gian trong các giao dịch tiền tệ hình tam giác. Mọi sự là vì nàng ấy đóng vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu không chính thức, được nắm giữ bởi hầu hết các ngân hàng trung ương và tổ chức đầu tư trên thế giới.

Ngoài ra, do sự chấp nhận toàn cầu nên nàng ấy còn được ái mộ đến nỗi một số quốc gia sử dụng nàng như một đồng tiền chính thức thay luôn cho đồng nội tệ, mà chúng ta vẫn thường gọi là thông lệ đô la hóa đó các bác ạ. Đồng đô la Mỹ cũng có thể được chấp nhận rộng rãi ở các quốc gia khác, hoạt động như một hình thức thanh toán thay thế không chính thức, trong khi các quốc gia đó vẫn còn đang duy trì đồng nội tệ chính thức.

Đồng đô la cũng là một yếu tố quan trọng trong thị trường tỷ giá hối đoái đối với các loại tiền tệ khác, nơi nàng ấy có thể đóng vai trò là chuẩn mực hoặc tỷ lệ mục tiêu cho các quốc gia chọn để định giá đồng tiền nước mình. Thông thường, các quốc gia sẽ cố định tỷ giá hối đoái của mình so với USD để ổn định tỷ giá thay vì để thị trường forex tự do điều chỉnh giá trị tương đối của nó.

Sẽ có những hướng dẫn đầu tư forex bằng việc đầu tiên nên mua đồng Dollar những không hẳn là đồng này sẽ tốt mà vì nó quá quen thuộc. Một đặc điểm khác của USD mà người mới tham gia vào forex cần phải hiểu là đồng đô la được sử dụng làm tiền tệ tiêu chuẩn cho hầu hết các mặt hàng như dầu thô và kim loại quý. Điều đó có nghĩa là các mặt hàng này không chỉ chịu sự biến động về giá trị do nguyên tắc kinh tế cơ bản của cung và cầu mà còn bởi giá trị tương đối của đồng đô la Mỹ, mà đồng đô la lại rất nhạy cảm với lạm phát và lãi suất của Mỹ.

2. Euro



Mặc dù vẫn còn khá mới đối với giai đoạn gần đây, nhưng nàng euro của chúng ta đã trở thành nàng Á khôi 1 được giao dịch nhiều thứ hai trên thị trường forex, chỉ sau nàng Hoa khôi đô la Mỹ. Và euro cũng là đồng tiền dự trữ lớn thứ hai trên thế giới. Euro được ra mắt trên thị trường với vai trò là tiền tệ chính thức của phần lớn các quốc gia thuộc EU vào ngày 1 tháng 1 năm 1999.

Ngoài việc là tiền tệ chính thức cho hầu hết các quốc gia khu vực EU, nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Phi cũng đã gắn đồng tiền của họ với đồng euro vì nhiều lý do tương tự như việc gắn một đồng tiền với USD với mục đích ổn định tỷ giá hối đoái.

Các sự kiện chính trị trong khu vực EU thường có thể dẫn đến khối lượng giao dịch lớn cho đồng euro, đặc biệt là đối với các quốc gia có lãi suất bị ảnh hưởng đáng kể khi đồng euro có dấu hiệu biến động, ví dụ như Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đồng euro có thể được xem là loại tiền tệ "được chính trị hóa" nhất và được giao dịch tích cực trên thị trường ngoại hối.

3. Yên Nhật




Và vị trí Á khôi 2 xin trân trọng được gọi tên nàng yên Nhật bởi lẽ nàng là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất ở châu Á và được nhiều người coi là một đại sứ cho sức mạnh cơ bản của nền kinh tế sản xuất - xuất khẩu của đất nước Nhật Bản. Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển thì nàng cũng vậy. Nhiều người cũng sử dụng đồng yên để đánh giá sức khỏe kinh tế tổng thể của khu vực Pan-Pacific, khiến các nền kinh tế như Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan phải cân nhắc vì những đồng tiền này được giao dịch ít hơn nhiều trên thị trường ngoại hối toàn cầu.

Đồng yên cũng nổi tiếng trong giới ngoại hối vì vai trò của nàng trong carry trade (kinh doanh chênh lệch lãi suất). Nhật Bản về cơ bản đã có chính sách lãi suất bằng 0 trong hơn hai thập kỷ và các traders đã vay đồng yên mà không phải trả chi phí nào cho việc sử dụng nó để đầu tư vào các loại tiền tệ khác có lãi suất cao hơn trên thế giới, sau đó có thể bỏ túi chênh lệch lãi suất trong carry trade này. Mặc dù đồng yên vẫn được trading với các yếu tố cơ bản giống như bất kỳ loại tiền tệ nào khác, nhưng yếu tố quyết định lớn đến giá trị của đồng yên chính là mối quan hệ của nó với lãi suất ngoại tệ, đặc biệt là với các loại tiền tệ được giao dịch nhiều hơn như đồng bạc xanh hay đồng euro.

4. Bảng Anh




Đồng bảng Anh, cô nàng lọt top 4 của chúng ta, là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ tư trên thị trường ngoại hối. Nàng ấy cũng hoạt động như một loại tiền tệ dự trữ lớn nhờ giá trị tương đối cao của nàng so với các loại tiền tệ khác trên toàn cầu. Mặc dù Vương quốc Anh là thành viên chính thức của Liên minh châu Âu (ít nhất là cho đến khi họ lên kế hoạch Brexit vào tháng 3 năm 2019), họ đã chọn không chấp nhận đồng euro làm tiền tệ chính thức vì nhiều lý do, cụ thể là niềm tự hào lịch sử đối với đồng bảng Anh và mong muốn duy trì sự kiểm soát đối với lãi suất trong nước. Vì lý do này, đồng bảng Anh có thể được xem là một trò chơi thuần túy trên Vương quốc Anh. Các forex traders thường sẽ định giá bảng Anh dựa trên sức mạnh tổng thể của nền kinh tế nước Anh và sự ổn định chính trị của chính phủ. Do giá trị khá cao so với các đồng tiền khác, đồng bảng Anh cũng là một chuẩn mực tiền tệ quan trọng đối với nhiều quốc gia và hoạt động như một nhân vật mang tính thanh khoản cao trong thị trường forex.

5. Đô la Canada



Top 5 của chúng ta đã thuộc về nàng đô la Canada hay còn được mọi người gọi yêu là “loonie”. CAD có lẽ là loại tiền tệ hàng hóa hàng đầu thế giới, có nghĩa là nàng ấy thường đi cùng với thị trường hàng hóa - đặc biệt là dầu thô, kim loại quý và khoáng sản. Với việc Canada là một nước xuất khẩu lớn các mặt hàng như vậy, “loonie” rất nhạy cảm với giá cả, đặc biệt là giá dầu thô. Các traders thường giao dịch đô la Canada để đầu cơ vào sự biến động của các mặt hàng này hoặc như một sự phòng vệ cho việc nắm giữ các hợp đồng cơ sở đó.

Ngoài ra, vì gần với nơi tiêu dùng lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ nên nền kinh tế Canadavà đồng đô la Canada cũng có mối tương quan cao với sức mạnh của nền kinh tế và sự biến động của đồng đô la Mỹ.

6. Franc Thụy Sĩ


Cuối cùng trong top 6 của chúng ta chính là nàng franc Thụy Sĩ, được nhiều người xem là một loại tiền tệ "trung tính". Chính xác hơn, đồng franc Thụy Sĩ được coi là nơi trú ẩn an toàn trong thị trường ngoại hối, chủ yếu là do đồng franc có xu hướng di chuyển trong mối tương quan ngược chiều với các loại tiền tệ biến động hơn như đô la Canada và đô la Úc, cùng với lợi tức của Kho bạc Hoa Kỳ. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ thực sự đã khá tích cực trong thị trường ngoại hối để đảm bảo rằng các giao dịch đồng franc được diễn ra trong phạm vi tương đối chặt chẽ nhằm giảm sự biến động và giữ lãi suất ở mức phù hợp.
Nguồn: investopedia.com

Chủ đề cùng chuyên mục: