Chắc hẳn, việc sử dụng cục đẩy công suất trong hệ thống âm thanh dàn karaoke đã quá quen thuộc với người chơi audio hiện nay bởi những tính năng vượt trội mà nó mang lại. Là một thiết bị cũng không còn quá xa lạ, nhưng để đấu nối và sử dụng đúng cách để nó phát huy tối đa hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Ở bài viết này, Hoàng Audio xin được chia sẻ những bí quyết này cho những ai đang cần để có thể tự đấu nối một cách hoàn chỉnh cho bộ dàn karaoke của mình nhé.

Chúng ta cùng tìm hiểu cục đẩy công suất là gì nhé?

Cục đẩy công suất còn được gọi là cục đẩy, cục công suất hay main công suất, nó có chức năng hỗ trợ khuếch đại tín hiệu âm thanh trong các dàn karaoke, dàn âm thanh nghe nhạc hay dàn âm thanh hội trường, sân khấu chuyên nghiệp. Trang bị cục đẩy công suất cho dàn âm thanh bạn sẽ được đảm bảo công suất của cả dàn, chất lượng tín hiệu đầu ra tròn trịa, trọn vẹn hơn. Các thiết bị âm thanh khác trong dàn hoạt động ổn định hơn. Quan trọng là cục đẩy công suất có khả năng khuếch đại cực lớn và có thể hoạt động bền bỉ trong thời gian dài liên tục mà ít ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị hay xảy ra những sự cố ngoài mong muốn .

Khi nắm được cục đẩy công suất là gì thì chúng ta cần biết cách sử dụng cục đẩy công suất để phát huy tốt nhất chức năng của nó.

Hướng dẫn cách sử dụng cục đẩy vang số sao cho đúng cách

Headroom (khoảng dự trữ): Headroom của một hệ thống âm thanh được hiểu là khoảng cách biệt dự trữ từ mức tối đa của tín hiệu thực tế và mức tín hiệu tối đa mà máy hay hệ thống có thể chịu đựng được.

Chẳng hạn như: nếu hệ thống âm thanh có thể phát một công suất là 1000W mà trên thực tế ta chỉ sử dụng tới 600W thì ta đã có khoảng Headroom là 400W.

Nếu tín hiệu chúng ta sử dụng bằng với mức đỉnh tối đa mà máy có thể chịu đựng được thì Headroom sẽ bằng 0. Ta gọi trường hợp đó là Clip hay Overload ( quá tải ). Tức là tín hiệu phát ra bắt đầu không còn trung thực nữa hay còn gọi là méo tiếng hoặc bể tiếng (distortion).
Thông số kỹ thuật của cục đẩy công suất:
Công suất ra: thông thường các công suất ghi chỉ tiêu công suất tương ứng với các mức tải thông dụng khi mắc 1 loa, 2 loa parallel hoặc đấu nối big mono.

Trở kháng vào: Zv = 20K Ohms với ngõ vào Balanced và Zv = 10K Ohms với ngõ vào Unbalanced.

Mức tín hiệu vào: trong khoảng 0,7V -1,4V

Đầu vào input: các main chuyên nghiệp thường có 3 loại Jack input là canon (XLR),6 ly và Domino (trường hợp để máy cố định). Trong quá trình sử dụng Jack 6 ly rất tiện lợi nhưng khi xử lý tín hiệu ta phải giảm nhỏ volume. Jack canon có ưu điểm chắc chắn và khi xử lý không gây sốc mấy vì cực tín hiệu và cực mát tiếp xúc đồng thời cùng một lúc. Nếu để máy cố định nên đấu Domino vì sử dụng Jack lâu ngày điểm tiếp xúc sẽ bị lên Ten làm nhỏ tín hiệu.

Kích thước: các hãng sản xuất cục đẩy công xuất thường có cấu tạo main khác nhau và khác nhau theo từng serie nhưng luôn đảm bảo bề ngang mặt máy là 19” (48,3cm).

Độ méo tiếng: tần số thấp (20Hz Ohm 1KHz) là nhỏ hơn 0,05% và độ méo tần số cao là nhỏ hơn 0,1% trong khoảng 15 Ohm 20KHz.

Trở kháng tải: 2Ohm – 8Ohm với 2 tải stereo, 4 Ohm – 16 Ohm với 1 tải Bridg-Mono và 1 Ohm – 4 Ohm với tải Paralel Mono.
Cách đấu nối cục đẩy công suất với loa karaoke
Đấu bình thường 2 kênh dual chanel: sử dụng tải loa 4Ohm, 8Ohm, 1 Chanel. Có thể sử dụng stereo khi ta tách ra 2 đường tín hiệu vào công tắc môn – stereo và để ở vị trí giữa dual. Với cách đấu nối này chỉ thích hợp khi bạn không cần nâng công suất lên quá lớn. Lưu ý, khi đấu nối 4 Ohm thì công suất của máy có thể tăng lên từ 10 đến 30% nhưng máy chạy nóng hơn.
Đấu nối Bridge mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thường quy định cọc phải là (+) và cọc trái là (-) và chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào chanel đó.

Đấu nối parallel mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V. Với 2 cách Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của amply chỉ sử dụng được 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất) vì lúc này nó chỉ là 1 ampli mono.

Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí bridge – mono: phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải tăng lên gấp đôi ( thường sử dụng để kéo loa công suất lớn với trở kháng 8Ohm).

Những lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất:
+ Tắt nguồn trước khi kết nối main với loa và các thiết bị khác.
+ Phải nối cọc tiếp đất của main phải được nối đất.
+ Đấu 1+ và 1- với dây tín hiệu loa. Đặc biệt không được chập dây 1+ cùng dây 2+, 1- và 2- đi với nhau. Với các máy có chức năng balance sẽ gây ngắt hoặc hư hỏng cho main.
+ Tránh: nước, lửa, rơi rớt, va đập, đè nén làm hư hỏng main.
+ Dây điện cấp nguồn cho hệ thống âm thanh phải đảm bảo lớn, đủ tiết diện, đấu nối ổn định.
+ Thực hiện thận trọng các thao tác với máy để tránh các tình huống bị điện giật.
+ Volume vặn về 0 trước khi bật nguồn để tránh hư hỏng loa.
+ Khi bật nguồn main phải chờ khoảng 5 giây sau mới bắt đầu vặn volume lên từ từ.
+ Kiểm tra các nút đảo pha ( nếu có), cùng chế độ chọn parallel, bridge, stereo.
+ Thông thường mức volume để vị trí tiệm cận max (80%-90%) là tốt nhất.

Trong trường hợp bạn dùng main này để nối với các thiết bị bên ngoài, chỉ được mở điện lên sau khi chắc chắn rằng tất cả các thiết bị chức năng đã được kiểm tra, lắp ráp đúng cách.

Cắm chặt các mối dây nối thật an toàn vào trong các thiết bị main power. Nếu phần kết nối lỏng lẻo, âm thanh sẽ không được phát ra hoặc phát ra không hoàn hảo hoặc bị ù xì, nhiễu.

Tránh để dây tín hiệu quấn vòng cùng hoặc đi song song với dây điện nguồn, đây là một trong những nguyên nhân gây ù nhiễu.

Vị trí lắp đặt thiết bị audio cần tránh xa khu vực từ trường, các thiết bị nên đặt trên một mặt phẳng cách ly và giảm rung.

Mọi thắc mắc xin quý vị và các bạn liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cụ thể bạn nhé!