Taibangoc.com - Thời đại công nghệ số mang đến cho chúng ta vô vàn những tiện ích, những điều mới lạ, những phần cứng, phần mềm khác nhau mà đôi khi chính những người sử dụng lâu năm hay các chuyên viên công nghệ cũng chưa kịp nắm bắt hết những thay đổi đó.

Chính từ những thay đổi nhanh chóng muốn tạo ra nhiều cái mới lạ hơn nên việc đi kèm với những thiếu sót, tạo nên những lổ hỗng trong các dữ liệu phần mềm là không thể tránh khỏi. Chúng vô tình giúp cho một "lực lượng" phần tử xấu tìm cách xâm nhập trái phép để gây hại cho chúng ta bất cứ lúc nào. Những phần tử này được giới công nghệ gọi với cái tên quen thuộc là "Hacker" (tin tặc), và công cụ để họ thực hiện việc xâm nhập trái phép chính là việc tạo ra các dòng virus khác nhau và ngày một nguy hiểm.

>>> Xem thêm: phần mềm diệt virus miễn phí

>>> Xem thêm: game bắn tỉa




Virus xuất phát từ các phần mềm độc hại, nó là một loại phần mềm hệ thống do các tin tặc hay những người có chút ít kiến thức về lập trình hệ thống thích trêu đùa người khác tạo ra nhằm gây hại cho các máy tính. Tùy theo cách thức, mục đích mà tin tặc sử dụng, các loại virus sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau, từ việc chỉ hiển thị các cửa sổ cảnh báo "giả" y chang như của hệ điều hành mang theo thông điệp hù dọa tới việc tấn công chiếm quyền kiểm soát máy tính và lây lan sang các máy tính khác. Hiện nay có các loại virus bao gồm worm, trojan, spyware, adware, keyloger, backdoor, rootkit…(ở đây tôi không đề cập đến định nghĩa các loại virus).

Đôi khi người dùng có kinh nghiệm thực sự cũng không thể nhận ra một máy tính bị tiêm nhiễm virus thực sự hay không vì chúng có thể ẩn náu trong các file thông thường hoặc như các file chuẩn.

Vì vậy, cách duy nhất để phòng chống để dữ liệu tránh bị các phần mềm độc hại xâm nhập là bạn có thể dựa vào một trong các triệu chứng sau, đồng thời bạn sẽ được hướng dẫn một số bước cơ bản để bạn tạm thời xử lý sự cố khi laptop đã nhiễm virus.

1/ Các triệu chứng thường gặp khi laptop bị nhiễm virus:

a/ Triệu chứng dễ gặp nhất với các bạn khi sử dụng máy tính nói chung và laptop nói riêng là khi laptop bạn đột nhiên không thể kết nối được Internet như bình thường, thậm chí ngay cả khi bạn đã xử lý hết virus trong máy tính nhưng bạn vẫn không thể kết nối lại được. Bạn sẽ làm gì? Format lại ổ cứng và chịu cảnh mất mát đi một số phần mềm mà lâu nay vẫn sử dụng trong khi không tìm ra được nguồn cài đặt lại?

b/ Nếu bạn vẫn kết nối được Internet bình thường, bỗng dưng các pop-up quảng cáo lạ tự động bật lên khi bạn chưa mở trình duyệt hoặc khi bạn muốn vào một trang web quen thuộc thì lại không thể vào được trang web đó mà bị chuyển sang một trang web khác.

c/ Nguy hiểm hơn là xuất hiện luôn một pop-up cảnh báo "Máy tính của bạn đã bị nhiễm virus" hoặc có hàng chục, hàng trăm tab bật lên cùng một lúc gây khó chịu hoặc thậm chí máy tính bạn bị treo ngay tức khắc. Đó chính là lúc máy tính bạn đã bị nhiễm virus.

d/ Một khả năng để các hacker lừa bạn và chiếm quyền điều khiển máy tính của bạn là ngụy trang dưới dạng một "phần mềm bảo mật giả" (phần mềm "Fake" Anti-virus) mà ngay chính bạn cũng chưa hề cài đặt phần mềm đó. Hiện tượng bạn gặp phải chính là một cảnh báo "giả" bật lên thông báo rằng "Máy tính của bạn đang nhiễm virus" và yêu cầu bạn tải bản cập nhật (update) của phần mềm "giả" này về để cài đặt. Thủ phạm sử dụng phương thức tấn công, cài trojan, backdoor để khai thác thông tin người dùng từ việc người dùng tải về phần mềm hoặc lén lút cài đặt "phần mềm chống virus giả mạo" lên trên máy của bạn. Ngoài ra, bạn còn sẽ phải chịu thêm một tổn thất khác khi đăng ký và mất một khoản tiền thanh toán để tải công cụ này về diệt virus cho bạn. Và tất nhiên quá trình quét virus với phần mềm chống virus giả mạo này sẽ diễn ra rất nhanh vì thực sự nó chẳng làm bất cứ điều gì.

Nếu bạn là người không rành rọt về máy tính thì khả năng trên 90% sẽ đồng ý tải về, và lúc này bạn đã trở thành một "miếng mồi ngon" cho những tin tặc lấy được những thông tin cá nhân quan trọng, gây nguy hiểm cho chính bạn và những người thân xung quanh.