Tại nhiều thành phố lớn trên thế giới, việc phát triển du lịch và giao thông được khai thác bằng những cách mới mẻ khác nhau, như việc mang nghệ thuật đến với đường phố, thông qua những bức tranh bích họa được mô phỏng trên tường, góc phố, để khiến các tuyến phố trở nên sinh động.
Đọc thêm: Biệt thự lâu đài
Tại Việt Nam, Grab đã đồng hành cùng Sở Giao thông vận tải TPHCM (Sở GTVT TPHCM) mang mô hình này cùng làm đẹp giao thông đô thị, làm mới các góc phố và cầu bộ hành…
Việc áp dụng vẽ tranh bích họa trên khắp thế giới đã mang đến sự thích thú cho người dân và du khách. Mỗi bức hoạ hiển thị đâu đó trên các góc phố hay nền tường đều mang những câu chuyện thú vị về nét văn hoá địa phương. Tại Bristol (Anh), Lyon (Pháp), Quebec (Canada) hay Melbourne (Úc), nhiều bức hoạ nổi tiếng đã thu hút du khách trầm trồ, tán thưởng không ngớt mỗi khi có dịp đi ngang và chiêm ngưỡng. Những nét vẽ sinh động giúp tái hiện lại câu chuyện cuộc sống của người dân địa phương hay đơn giản chỉ là nhằm xoá đi sự nhàm chán của những khung tường một màu vô cảm.

Một bức tranh bích họa tại thành phố Quebec thuộc Canada khiến du khách ngạc nhiên như đang được tiếp cận một ngôi làng cổ xưa
Tại Việt Nam, từ nguồn cảm hứng và góc nhìn riêng của những người trẻ sáng tạo, dự án “Việt Nam sau tay lái” của Grab đã được khởi xướng cùng với sự hợp tác của đội ngũ nghệ sĩ trẻ sáng tạo. Những góc phố, ngõ ngách Hà Nội, Sài Gòn được tô điểm đẹp hơn với những hình ảnh dung dị, gần gũi của người Việt và thu hút du khách quốc tế khi đến với Việt Nam. Từ góc nhìn sau tay lái, mỗi chuyến xe của khách hàng và bác tài không chỉ là câu chuyện của điểm đi - nơi đến mà còn là hành trình của sự bình tâm di chuyển để khám phá và cảm nhận. Những chuyến xe Grab kết nối mọi người từ đại lộ đông đúc đến hẻm nhỏ ngoằn ngoèo, từ cao ốc hiện đại đến quán cóc ven đường… để mỗi người được ngắm nhìn và cùng hoà vào cuộc sống bình dị mà thân thương.

Hình ảnh do các nghệ sĩ vẽ tranh tạo nên được lấy cảm hứng từ những điều rất đỗi quen thuộc trong đời sống người Việt. Từ những quán cà phê cóc, tiệm nước giải khát, trà chanh vỉa hè, gánh hoa… đều là những ý tưởng được gửi về từ khắp cả nước và được tái hiện trên chính những bức tường của các tuyến phố như Bùi Thị Xuân, Pasteur, Lý Văn Phức (TP.HCM) và Lò Đúc, Tôn Thất Tùng, Hoàng Diệu, Tạ Quang Bửu (Hà Nội).

Vẻ đẹp thành phố trở nên tích cực, thu hút người dân và du khách hơn nhờ những bức vẽ biết kể chuyện
Dự án “Việt Nam sau tay lái” của Grab đã được Sở GTVT TP.HCM khen thưởng “Công trình làm đẹp thành phố”, vì đã tô điểm đẹp thêm diện mạo của giao thông đô thị, tạo nên một sức hút rất riêng, khiến cho khách du lịch, người dân và giới trẻ.

Du khách nước ngoài thích thú chụp lại những tranh vẽ đường phố
Tiếp nối những thành công ấy, Grab cũng đã tìm hiểu và mang những bức tranh đậm tính bản sắc lên những chiếc cầu bộ hành. Cầu bộ hành xây dựng nhằm phục vụ mục đích cộng đồng và tốn kém khá nhiều chi phí nên việc làm đẹp cầu bộ hành cũng góp phần nâng cao ý thức của người đi bộ, khuyến khích người dân sử dụng để lưu thông, giúp tránh ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông cho người đi bộ, sử dụng triệt để, tránh lãng phí.
Những mảng tường đơn sơ, không màu sắc trên thân cầu được thay bằng những tranh vẽ tỉ mẩn, bắt mắt để người đi bộ tham gia giao thông bằng cách chọn cầu bộ hành thay vì băng qua đường trực tiếp. Được biết, hoạt động làm mới cầu bộ hành là một hoạt động ý nghĩa, nằm trong “Chương trình hành động năm an toàn giao thông cho trẻ em 2018” - một trong những dự án cộng đồng vô cùng ý nghĩa mà Grab rất vinh dự được phối hợp tổ chức cùng Đoàn Thanh niên Cơ quan Sở GTVT TP.HCM thực hiện.