Thành Hoàng Đế cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc, nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là kinh đô của hai triều đại, hai tộc người, trong hai giai đoạn lịch sử cách nhau hơn 300 năm, là kinh đô xa nhất của người Việt về phương Nam. Thành Hoàng Đế là di sản kiến trúc quân sự có địa thế đặc biệt và có tầm quan trọng cực kỳ to lớn với du lịch Bình Định trong ngày nay.

Sư tử đá chấn giữ toà thành

Không phải ngẫu nhiên, cuối thế kỷ thứ X, khi dời đô từ Đồng Dương (Quảng Nam) về phía Nam, vương triều Champa đã chọn Đồ Bàn (Bình Định). Và Đồ Bàn trở thành kinh đô của vương quốc này suốt 5 thế kỷ. Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Vương, sau nhiều tính toán cân nhắc, ngài không chọn phủ thành Quy Nhơn vừa chiếm được để dựng kinh thành, mà lại chọn Đồ Bàn - một tòa thành hoang phế hơn 300 năm. Một trong những yếu tố quan trọng khiến cả hai vương triều cùng chọn nơi này định đô, đó là địa thế phòng thủ thiên nhiên kiên cố.

Một phần tường tử cấm thành của thành Hoàng đế còn sót lại

Năm 1776, sau khi đánh bại chúa Nguyễn. Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế nhà Tây Sơn và cho xây dựng kinh đô tại vị trí cũ của thành Đồ Bàn vương quốc Chăm Pa, đây là nơi của Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc ở nên gọi là thành Hoàng Đế. Từ năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh đô Hoàng Đế chỉ còn trên danh nghĩa. Năm 1793, vua Cảnh Thịnh tiến chiếm thành Hoàng Đế. Năm 1801 thành Hoàng Đế đã thuộc về Nguyễn Ánh do tướng Võ Tánh đóng quân sau khi chiếm được thành từ quân Tây Sơn. Sau khi chiếm được thành Hoàng Đế, Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định. Tới năm 1814 ông cho chuyển thủ phủ từ thành Hoàng Đế về vị trí là thành Bình Định sau này, nằm cách thành hoàng đế khoảng 5 km về hướng đông nam làm thủ phủ trị sự của vùng Quy Nhơn-Bình Định.

Chính điện trong thành Hoàng Đế

Thành Hoàng Đế nguyên là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m. Qua nhiều lần khai quật đã lộ rõ nhiều công trình kiến trúc chứng tỏ vương triều Thái Đức đã phát triển trên đất này. Đó là nền chính điện, nền điện bát giác với gạch Bát Tràng và đá trắng Champa. Hai hồ bán nguyệt đối xứng qua điện bát giác, với những dãy đá san hô, những bậc đá gắn vào hồ. Mỗi khi du khách phượt du lịch Bình Định đến đây đều cảm giác như về với dòng lịch sử hào hùng của dân tộc.

Hồ Bán Nguyệt - kinh thành với những kiến trúc độc đáo

Ngoài hai hồ bán nguyệt, đợt khai quật còn lộ một hồ hình trái tim. Những cây sung cổ thụ mấy trăm năm tuổi bên hòn giả Sơn. Giếng trái tim ở góc thành, lát đá ong mà nước đến bây giờ vẫn trong xanh.

Giếng hình trái tim - di tích lịch sử độc đáo

Thành Hoàng Đế còn chứng kiến những trận đánh giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, trong đó có trận đánh bao vây thành của hai tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng với tướng Võ Tánh vào tháng 5 năm 1801. Biết cầm cự không nổi với quân Tây Sơn, Võ Tánh tự thiêu cùng với quan văn là Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử. Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, nơi đây làm nơi thờ “song trung” Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.

Ngôi mộ của tướng Võ Tánh trong thành

Đến với thành hoàng đế, du khách Tour du lịch Bình Định sẽ được sống lại một thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc. Bên cạnh đó xung quanh thành Hoàng Đế vẫn còn nhiều làng nghề rộn ràng sản xuất như làng gốm Vân Sơn, làng dệt Phương Danh, làng đúc đồng Bằng Châu, làng tiện gỗ, làng nón… cho thấy một kinh thành nhộn nhịp ngựa xe và phồn hoa làm lòng ta thấy nao nao mà nghĩ về một huyền tích kinh xưa.