Do khí hậu lạnh, mưa nhiều, rau rừng ở Măng Đen có thời gian sinh trưởng và phát triển dài hơn so với những nơi khác, nhưng được khách hàng ưa chuộng bởi lá dày, đậm vị, ngon, giòn.


Từ Hà Nội vào Măng Đen, H.Kon Plông (Kon Tum) trồng cây ăn quả, nhưng nhận thấy khí hậu phù hợp và nhu cầu về rau rừng ở các thành phố lớn ngày càng cao, ông Phùng Thế Hùng nhanh chóng chuyển hướng và đạt nhiều thành công.

Ông Hùng cho biết trước đây ông lên xứ lạnh Măng Đen đầu tư trồng cây ăn quả. Khoảng 3 năm trước, thấy người dân địa phương hái rau rừng ăn, ông cũng thử, nhưng “không mấy hấp dẫn”. Tuy nhiên, sau đó nhiều lần đi làm ăn, công tác ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... lại thấy đĩa rau này xuất hiện tại các bữa tiệc sang trọng. Vậy là ông tìm hiểu để tìm nguồn thu từ loại rau này. Tag: tôm bệnh đốm trắng

Ban đầu, ông mua của người dân địa phương 3 kg rau rừng trồng xen dưới tán vườn cam, với suy nghĩ: nếu thành công sẽ bán, còn không thì trồng phủ để cỏ khỏi mọc. Mấy mươi ngày sau, rau lớn, ông mang đi chào hàng ở Hà Nội. “Lúc đầu các nhà hàng ở đây không mua, không phải họ không "ghiền" mà sợ cung cấp không đủ hằng ngày, sẽ mất lòng mối đang cung cấp”, ông Hùng kể và cho biết sau khi ông thuyết phục, chứng minh mình đủ đất để cung cấp rau rừng, các nhà hàng ở thủ đô cũng gật đầu.

Do khí hậu lạnh, mưa nhiều, rau rừng ở Măng Đen có thời gian sinh trưởng và phát triển dài hơn so với những nơi khác, nhưng được khách hàng ưa chuộng bởi lá dày, đậm vị, ngon, giòn. Nhiều khách hàng sau khi ăn rau rừng Măng Đen đã so sánh và đặt hàng nhiều hơn. Theo ông Hùng, thông thường cứ sau 20 ngày, 1 luống rau có thể cho thu hoạch. Nhờ vậy, thời gian ban đầu mỗi ngày ông xuất bán bình quân 40 - 50 kg, sau tăng lên 150 kg, ngày nhiều nhất là vài trăm ký rau rừng cho các đầu mối. Với mức giá 25.000 đồng/kg, thu nhập từ rau rừng dần ổn định, từ chỗ đủ chi phí cho nhân công, sau có có lãi nhiều hơn. Tag: tôm bệnh đốm đen

Ngoài việc cung cấp rau rừng tươi hằng ngày, ông Hùng còn hướng đến việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng nhằm sấy khô lạnh để bảo quản tốt hơn, lâu hơn mà vẫn đảm bảo độ ngon, giòn cho rau. Ông Hùng cho biết, đây là hướng phát triển bền vững và ông đang cố gắng xây dựng thương hiệu rau rừng Măng Đen. Theo đó, rau rừng Măng Đen trong tương lai xuất ra thị trường vừa ngon, đặc trưng, không hóa chất. Hiện nay, bên cạnh việc chọn phân bón hữu cơ để cân bằng dinh dưỡng cho đất, ông Hùng sử dụng hỗn hợp ớt, tỏi, gừng... phun lên rau để diệt sâu bọ.

Ông Lê Đức Tín, Phó chủ tịch UBND H.Kon Plông (Kon Tum), cho biết trên địa bàn huyện có nhiều người như ông Hùng đã đầu tư trồng rau rừng. “Đây là một trong những hướng đi mới, hay, hiệu quả. Địa phương đang thống kê để có hướng hỗ trợ làm tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm”, ông Tín nói và cho biết trong một số cuộc họp, địa phương đã mời đại diện hệ thống siêu thị Big C đến, đặt vấn đề để tạo đầu ra cho sản phẩm này. Tag: tảo độc trong ao

Nguồn: thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/trong-rau-rung-dua-ve-pho-1021179.html

Chủ đề cùng chuyên mục: