Bản chất của quá trình quản lý giáo dục được thể hiện ở các chức năng quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của kế hoạch khoa học quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng thể, là những loại hoạt động quản lý đã được tách riêng, chuyên môn hoá.
Các chức năng quản lý là những hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích đến tập thể người. Các công trình nghiên cứu về kế hoạch khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 4 chức năng quản lý giáo dục. Đó là: Chức năng kế hoạch hoá, chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo, chức năng kiểm tra.

Trình bày các chức năng của quản lý giáo dục
1. Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động và khoa học. Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, giúp trù liệu cho việc thực hiện đạt kết quả tốt. Kế hoạch hoá là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong nhà trường. Tùy theo cách tiếp cận mà ta có thể phân loại kế hoạch GD:
– Dựa vào yếu tố thời gian: có kế hoạch dài hạn (chiến lược GD) (10-15n), kế hoạch trung hạn ( 5-7 n), kế hoạch ngắn hạn (2-3n)
– Quy mô quản lí: kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận
– Nguồn lực GD: kế hoạch xây dựng đội ngũ, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch quản lí tài chính…
– Hoạt động giáo dục: kế hoạch dạy học, kế hoạch Ngoại khóa, kế hoạch bồi dưỡng GV.
Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu nhưng nguồn lực đã có và sẽ khai thác. Lập kế hoạch có hai cấp: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Tuy nhiên, sự phân định kế hoạch vĩ mô hay vi mô tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và theo thời gian cụ thể. Khi cần lập kế hoạch cần thực hiện theo các bước:
B1: Nhận thức đầy đủ về yêu cầu của công việc cần thực hiện.
B2: Phân tích trạng thái xuất phát của đối tượng quản lý.
B3: Xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Đây là điều kiện làm cho kế hoạch khả thi.
B4: Xây dựng sơ đồ kế hoạch chung cho việc lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp nhà quản lý giáo dục có kế hoạch khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi và cho phép nhà quản lý tập trung chú ý vào các mục tiêu và tìm cách tốt nhất, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức để đạt được mục tiêu và giúp nhà quản lý dễ dàng kiểm tra trong quá trình thực hiện.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Quản lý giáo dục hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
2. Chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục
Chức năng tổ chức của quản lý giáo dục là thiết kế cơ cấu, phương thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận (cơ quan) quản lý giáo dục sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý. Có thể nói tổ chức là một công cụ.
Nhiệm vụ của nó càng chuyên sâu thì khả năng hoạt động có hiệu quả càng cao. Sản phẩm của một tổ chức chỉ tồn tại bên ngoài nó. Một tổ chức phải có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng như quy chế, quy định, nội quy…và coi đây là điều kiện để tổ chức hoạt động có hiệu quả. Tổ chức giáo dục phải có sự bình đẳng trong quan hệ.
Một tổ chức tốt phải được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
1. Xác định cơ cấu của tổ chức phải gắn với mục đích, mục tiêu của hệ thống, phải gắn với nội dung công việc cụ thể. Vì cơ cấu tổ chức là công cụ để thực hiện mục tiêu của hệ thống.
2. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức phải bảo đảm nguyên tắc chuyên môn hóa, cân đối và dựa vào nhiệm vụ cụ thể. Con người trong cơ cấu tổ chức phải được sắp xếp phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Phải cụ thể hóa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận, từng cá nhân.
3. Xây dựng tiêu chuẩn hóa trong tổ chức giúp cho nhà quản lý và các thành viên đánh giá và tự đánh giá công việc của mình.
4. Cơ cấu tổ chức của một hệ thống còn liên quan đến tầm quản lí. Tầm quản lí là giới hạn quản lí mà người quản lí có thể giám sát có hiệu quả.
Sự phát triển của quản lý đã dẫn đến việc hình thành các kiểu cơ cấu tổ chức quản lí kế hoạch khác nhau. Đó là: Kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến, kiểu chức năng, kiểu cơ cấu trực tuyến-chức năng; kiểu tổ chức chính thức và không chính thức; kiểu ma trận. Mỗi kiểu đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể lựa chọn cho phù hợp để vận hành có hiệu quả.
Tham khảo thêm:
+ Những tồn tại, yếu kém chung của nền giáo dục
+ Bản chất và vai trò của quản lý và quản lý giáo dục