1. Xây dựng động lực cho phát triển đất nước
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, cần tạo lập những thang giá trị mới của xã hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đó là: tôn vinh trí tuệ và tinh thần doanh nghiệp; phát huy cao độ năng lực, tiền của, trí tuệ và tinh thần yêu nước, ý chí đồng thuận của mọi tầng lớp, mọi cộng đồng người Việt trong nước và ở nước ngoài, phục vụ công cuộc chấn hưng quốc gia, không phân biệt sở hữu, tầng lớp, chủng tộc… tất cả cùng hướng vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", sớm sánh vai với các quốc gia tiên tiến trong khu vực.
Những động lực mới sẽ tạo nên một năng lực xã hội mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, mà các tầng lớp sau đây phải gánh vác nghĩa vụ trụ cột, đó là: các nhà chính trị - lãnh dao; các nhà doanh nghiệp; tầng lớp trí thức; đội ngũ công chức; và đông đảo người lao động lành nghề.
2. Thúc đẩy năng lực tạo ra trí thức từ một nền giáo dục hiện đại
Vai trò quan trọng được tổng kết trong ba điều kiện sau đây để một quốc gia hội nhập vào kinh tế tri thức ở thế kỷ XXI:
* Phải xây dựng được một tư duy, đặc biệt là tư duy quản lý kinh tế - xã hội luôn đổi mới;
* Phải xây dựng được một nền giáo dục hiện đại, lành mạnh và tiên tiến;
* Phải có kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thông tin - truyền thông rộng khắp và tiên tiến.
"Một yếu tố mang tính quyết định, và quan trọng nhất là năng lực tạo ra tri thức. Đây cũng là một khâu còn yếu kém ở nước ta. Hệ thống giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học và công nghệ vẫn chưa tìm được những giải pháp thoả đáng và một bộ máy đủ năng lực và bản lĩnh để thực hiện những đổi mới và cải cách cần thiết".
3. Những quyết định cần có sự tham dự của người dân địa phương
Kinh tế, dưới góc độ văn hóa - xã hội, không chỉ đơn thuần là năng suất thu nhập đảm bảo đời sống vật chất; không chỉ là kinh tế “tự cung tự cấp” hay “kinh tế hàng hóa” mà nó còn là biểu hiện về nhận thức, tư duy của cộng đồng trong điều kiện môi trường sinh thái tự nhiên với những hành động ứng xử thông qua tập quán nếp sống,
tỉn ngưỡng.
Chẳng hạn, Chính sách định canh, định cư với những mục đích tốt đẹp, nhưng trong nhiều trường hợp do chưa quan tâm đến khía cạnh văn hoá, truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số, đã bộc lộ một số mặt hạn chế, tác động tiêu cực đến phát triển.
Chẳng hạn về mặt sinh thái đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống người dân H'mông, từ phương thức làn nương rẫy chuyển sang làm lúa nước, họ không kế thừa được tri thức, kinh nghiệm sản xuất truyền thống và khả năng thích ứng với môi trường vùng cao đã được tích luỹ lâu đời. Khai thác vùng đất mới với kỹ thuật mới người H'mông đầy bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật canh tác ruộng nước do đó họ lại tiếp tục phá rừng, làm nương rẫy ở những nơi mới định cư.
Vì vậy cần khuyến khích sự tham dự nhiều hơn của dân chúng vào các chương trình và dự án. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy rằng những nỗ lực phát triển mà không tham khảo và lôi kéo người thụ hưởng địa phương tham gia thì khả năng thất bại cao hơn, hoặc thiếu tính bền vững. Tính tham dự được coi là một yếu tố cơ bản để dự án thành công vì nó giúp người dân chuyển mình từ vị trí người thụ hưởng đơn thuần sang vị trí là đối tác tích cực trong quá trình phát triển của cộng đồng.
Tham khảo thêm:
+ Phân tích các chứng năng xã hội của giáo dục
+ Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông
+ https://linkhay.com/link/2287368/ban...an-ly-giao-duc