Thương nhân: là một cá nhân tự bỏ vốn, tự kinh doanh, được hưởng cả, lỗ phải chịu. Ở Việt Nam, mô hình thương nhân đơn lẻ thể hiện ở 2 mô hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình.
I. Doanh nghiệp tư nhân
1. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Điều 141 (luật doanh nghiệp) Doanh nghiệp tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh do một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân bằng tài sản của chính mình.
Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Phân tích doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh[/caption]
Tham khảo thêm:
+ Luật doanh nghiệp định nghĩa công ty cổ phần như thế nào?
+ Các chế tài xử lý do vi phạm hợp đồng
2. Những đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp tư nhân:
a. Chủ sở hữu: là cá nhân một con người (không có sự liên kết).
Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tài sản của chính mình. (Trách nhiệm vô hạn giác độ rộng)
b. Tư cách pháp nhân:
 Doanh nghiệp tư nhân KHÔNG có tư cách pháp nhân: do nó không có sản nghiệp độc lập. Doanh nghiệp tư nhân là chủ thể của các quan hệ pháp luật, chủ sở hữu là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là nguyên đơn, bị đơn. Vì:
1- khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không cần phải chuyển quyền sở hữu mà chỉ cần nêu rõ tổng số vốn đầu tư bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác
2- trong quá trình kinh doanh, chủ sở hữu có quyền tăng giảm vốn tùy ý, việc tăng giảm này phải được ghi vào sổ kế toán.
Trường hợp giảm số vốn thấy hơn số vốn đã đăng ký thì chủ sở hữu phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.Tuy nhiên, về vấn đề thuế, yêu cầu nếu số vốn rút về thấp hơn đăng ký ban đầu thì phải đăng ký lại.
3- mọi chi phí hoạt động của công ty không tách khỏi chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
 Doanh nghiệp tư nhân không có quyền phát hành cổ phiếu.
 Quản lý điều hành:
Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp. Ông ta có thể tự điều hành hoặc thuê một người khác điều hành, nhưng trong mọi trường hợp, chủ sở hữu vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.
II. Hộ kinh doanh
1. Khái niệm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là một hoặc một số thành viên hoặc cá nhân trong một hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức tiến hành hoạt động kinh doanh chung, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro.
2. Đặc trưng pháp lý của hộ kinh doanh
[caption src=https://luanvantaichinh.com/wp-content/uploads/2018/10/ho-kinh-doanh.jpg" /] Đặc trưng pháp lý của hộ kinh doanh[/caption]
+ Thành viên: một hộ kinh doanh có thể có một hoặc nhiều hơn một cá nhân trong cùng một hộ gia đình. Theo luật dân sự, hộ gia đình có các quan hệ sau: mang tính chất huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng.
Chú ý: khi hợp tác với đối tượng kinh doanh, phải chú ý ai là người đăng ký kinh doanh để tránh những rủi ro sau này.
+ Tư cách pháp nhân của hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
+ Trách nhiệm tài sản của hộ kinh doanh:
Trách nhiệm này là trách nhiệm vô hạn và liên đới (liên đới đến tất cả những người có tên trong đăng ký kinh doanh).
+ Quản lý kinh doanh
Mọi hành vi đều được thông qua chủ hộ.
Chủ hộ là người được các thành viên bầu ra và được ghi trong đăng ký kinh doanh
Xem thêm tại: https://luanvantaichinh.com/phan-tic...ho-kinh-doanh/

Chủ đề cùng chuyên mục: