Trường Luật không phải là một cuộc chạy đua Marathon

Thay vào đó, trường Luật giống với một cuộc đua “800m” hơn theo lời của Laurence Mills, sinh viên tốt nghiệp Lịch sử và Chính trị tại Oxford sắp theo học GDL (Graduate Diploma in Law) tại College of Law (chi nhánh Moorgate). Theo quan điểm của Mills, chìa khóa để gặt hái thành công các khóa học Luật một mặt là “không được dốc hết toàn bộ sức lực để học 7 ngày/tuần” mà mặt khác còn phải “sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để củng cố kiến thức”.

Dr Philip Roberts từ Kaplan Law School cũng có một chiến lược tương tự: “Đây là một ngành học cần được tập trung cao độ và những cách học mà sinh viên đã rất quen thuộc hồi còn học bậc Cử nhân - chẳng hạn chỉ “sờ” tới bài tập vào những phút cuối cùng, thức cả đêm để hoàn tất một bài luận – sẽ có thể gây ra nhiều rắc rối cho họ”. Roberts vì thế đã khuyên sinh viên, nếu muốn thành công “phải xem năm này như năm đầu tiên của những năm tháng làm việc chuyên nghiệp”.

Hãy có chiến lược

Jack Harris, một cựu sinh viên từ City Law School đưa lời khuyên: “Bạn phải nhìn nhận những thứ mình cần làm. Hãy tự hỏi tại sao bạn phải làm điều đó. Bạn sẽ nhận được gì từ nó…” trong khi học Luật.

Đừng bao giờ lùi bước

Hầu hết sinh viên đến trường Luật đều có mục tiêu là để nhận được một hợp đồng lao động. Tuy nhiên họ cũng sẽ không nhận được bất cứ công việc nào nếu không đi đến tận cùng của ngành học.

David Carter, nhà tuyển dụng ở hãng Luật Ashurst nói: “Tôi phải nói rằng bạn sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian cho những bước đi sau khi tốt nghiệp trường Luật bởi sau tất cả thì đó cũng chỉ là một khóa học nghề.” Ông cũng hi vọng rằng việc săn tìm một hợp đồng lao động không phải là mục đích duy nhất và cuối cùng, bởi “một sinh viên giỏi sẽ hoàn thành tốt nhất khóa học với rất nhiều nhiệt huyết, và chúng tôi đang chờ đợi điều ấy”.

Đừng quá thờ ơ với bạn bè ở trường học

Một nhân viên ở Constituency Management Group đã cho lời khuyên: “Hãy thành lập một “khối liên minh” ngay trong lớp học” bởi đó không chỉ là người để bạn “nhậu cùng” nhưng có thể sẽ trở thành “giảng viên của bạn” trong việc học hơn cả những thầy cô chính thức của trường Đại học.

Đúng vậy, những người bạn ở lớp có lẽ sẽ giúp bạn giải tỏa những thắc mắc trong học tập mà đôi khi bạn không thể mở miệng hỏi thầy cô trong lớp hoặc nhất là khi bạn không có điều kiện theo học một lớp nào đó.

Xem thêm:
https://plus.google.com/u/0/11827801...ts/P1yRHAqRwMN

Chủ đề cùng chuyên mục: