Cưới hỏi truyền thống gồm các bước như thế nào đang được các bạn trẻ thắc mắc do xã hội ngày càng phát triển, công nghệ hóa – hiện đại hóa hơn đồng thời nền văn hóa đang ngày càng bị du nhập nước ngoài thế nhưng để đám cưới cho dù của các cặp đôi trẻ vẫn luôn giữ được những nét truyền thống của Việt Nam và để hiểu và nắm rõ những nghi thức cưới hỏi đồng thời những điều kiêng kị cần nghe theo thì các bạn trẻ cần biết những điều sau về cưới hỏi truyền thống.

quay phim chụp ảnh cưới hỏi

Cưới hỏi truyền thống Việt Nam
Trước khi bắt đầu vào tổ chức hôn lễ các cặp đôi thường chuẩn bị như nên danh sách thiệp mời, địa điểm tổ chức đám cưới có thể là tổ chức ở khách sạn hoặc các cặp đôi sẽ lưa chọn tổ chức ở nhà riêng tạo nên không khí ấm cúng, thân mật giữa họ hàng, quan trọng nhất trước khi cưới các bạn trẻ thường chụp bộ ảnh cưới để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, hình ảnh chân thực nhất của đôi uyên ương.

Nghi lễ cưới hỏi truyền thống
Cưới hỏi truyền thống là trước khi ngày cưới chính thức diễn ra,cô dâu và chú rể phải trải qua nhiều bước trước. Đầu tiên là lễ chạm ngõ. Lễ chạm ngõ là được ví như lễ ra mắt giữa nhà trai và nhà gái cho hai bên được phép tìm hiểu nhau trước khi đi đến hôn nhân. Nhưng trên thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình hiểu nhau, thân thiết hơn nên không cần lễ vật, chỉ cần mang theo trầu cau hoặc hoa quả.
Dù là nghi thức đơn giản, nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ chạm ngõ vì cho rằng nếu hai gia đình không quen biết nhau từ trước mà tổ chức lễ ăn hỏi, đám cưới cho con cái sẽ là đường đột. Tuy nhiên, về chức năng, nếu bỏ qua nghi thức này mà tiến thẳng vào đám hỏi và đám cưới sẽ có chút đường đột, ngang tắt. Vì thế, dù không quá quan trọng nhưng cũng không thể bỏ qua lễ chạm ngõ.
Tiếp theo của cưới hỏi truyền thống là lễ ăn hỏi. Đây là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, là hai bên gia đình chấp nhận hai bạn là của nhau. Chấp nhận cô dâu và chú rể của hai gia đình. Theo phong tục thì nhà trai cần chuẩn bị như sau: Khay trầu rượu có đủ nhạo và ly – Hai hộp bánh – Trái cây – Lợn sữa quay và xôi gấc – Bánh xu xê (phu thê) – Tiền nạp tài (tiền nát) – Một cặp rượu – Một cặp trà song hỉ – Đôi đèn cầy hình long phụng – Trầu cau theo yêu cầu nhà gái nhưng số lượng phải chẵn – Nữ trang cho cô dâu (đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…

quay phim chụp ảnh hội nghị hội thảo

Sau lễ ăn hỏi là lễ xin dâu, trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.
Sau lễ xin dâu, khi gia đình cô dâu đồng ý để nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới, hoặc cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà. Và trong ngày trọng đại đó gia đình hai nhà sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang, hạnh phúc.
Tiếp đến nghi lễ cưới hỏi truyền thống sẽ tổ chức đãi tiệc nhằm thông báo tin kết hôn với quan viên hai họ, bạn bè và người thân. Hiện nay nhiều gia đình tổ chức tiệc cưới chung sau khi nghi lễ đón dâu kết thúc. Nếu tổ chức tiệc riêng, gia đình nhà gái thường mở tiệc trước khi nhà trai đến đón dâu, còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi cô dâu về gia mắt họ hàng chú rể.
Cuối cùng trong nghi lễ cưới hỏi truyền thống là sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gibướcan đôi vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là khoảng 1-3 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

quay phim sự kiện Hà Nội