Về các xã vùng lạc của huyện Chiêm Hóa trong mùa thu hoạch, chúng tôi thấy tín hiệu vui khi thương lái về từng xã đặt điểm thu mua và thuê công ten nơ máy lạnh vận chuyển lạc. Dẫu giá bán chưa cao, nhưng tiêu thụ lạc tươi tại ruộng thuận lợi, giảm công bảo quản sau thu hoạch nên nông dân phấn khởi. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ sản xuất lạc giống vụ đông của huyện Chiêm Hóa đã giúp người dân có thêm thu nhập trên diện tích canh tác.



Thu nhập cao từ luân canh cây lạc trên đất ruộng

Vụ xuân 2018, các xã vùng lạc của huyện Chiêm Hóa gieo trồng 1.903 ha lạc, trong đó có 1.144 ha lạc trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa. Sử dụng giống lạc L14 (mới được phục tráng), gieo trồng gặp thời tiết thuận lợi, áp dụng biện pháp thâm canh, năng suất lạc bình quân toàn huyện đạt 33 tạ/ha, tăng 0,9% so với kế hoạch, sản lượng lạc ước đạt 6.280 tấn củ. Qua địa bàn các xã, bà con thu hoạch lạc phần lớn bán tại ruộng với giá trên 8 triệu đồng/tấn. Điều khác biệt là tiêu thụ lạc năm nay chủ yếu là tư thương Trung Quốc sang đặt các điểm thu mua tại các xã (xuất khẩu theo đường tiểu ngạch). Theo bà con vùng lạc, giá bán lạc không cao bằng năm trước, nhưng tiêu thụ thuận lợi, giảm công lao động về bảo quản sau thu hoạch. Tag: sục khí đáy

Anh Ma Đình Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Sơn dẫn chúng tôi đến các khu ruộng đang ở giai đoạn cuối vụ thu hoạch lạc. Anh cho biết, vụ lạc xuân 2018 ở 16 thôn trong xã đã gieo trồng 474 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 1.611,6 tấn. Trên khu đồng của thôn Bản Lai, bà con đang dồn sức thu hoạch lạc, giải phóng đất để gieo cấy lúa mùa.

Theo anh Trần Văn Tuấn, thôn Bản Lai cho biết, vụ xuân 2018 gia đình gieo trồng 2.500 m2 lạc, nhờ thời tiết thuận lợi, gia đình chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất đạt 36 tạ/ha. So với những vụ trước, mỗi ha có năng suất cao hơn 3 tạ. Anh Tuấn bảo, gia đình gắn bó với vùng lạc đã nhiều năm, các giống lạc sử dụng cũng nhiều, nhưng giống L14 ở đây được nhiều hộ trồng do giống lạc mới chịu thâm canh cho năng suất cao và kháng chịu sâu bệnh tốt, nhất là bệnh đốm nâu, đốm đen và bệnh rỉ sắt.

Chị Trần Thị Mai Phương, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cùng chúng tôi về các xã vùng lạc phân tích, Chiêm Hóa đang khai thác thế mạnh về sản xuất lạc theo chiều sâu. Thực tế sản xuất luân canh 3 vụ cây trồng trên đất ruộng ở 13 xã vùng lạc của huyện có thu nhập trên diện tích gieo trồng theo phương thức là 1 lúa, 1 màu (đậu xanh) 1 lạc, tổng thu 175,4 triệu đồng/ha; 2 lúa, 1 lạc tổng thu nhập 175,4 triệu đồng/ha. Riêng công thức 2 lạc, 1 lúa (Lạc xuân + lúa mùa + lạc đông) có tổng thu nhập 196 triệu đồng/ha. Tag: oxy đáy ao tôm

Từng bước tạo dựng thương hiệu

Phá thế độc canh cây trồng trên đất ruộng, tạo độ phì cho đất bằng cây họ đậu có bộ rễ cố định đạm đã được huyện Chiêm Hóa thực hiện vài năm trở lại đây. Theo anh Ma Phúc Khứu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, những năm trước đây bà con ở các xã vùng lạc thường luân canh 1 lạc, 1 lúa và 1 ngô hoặc khoai lang thì từ năm 2017 huyện đã hỗ trợ một phần kinh phí để giúp bà con trồng gần 10 ha lạc vụ đông bằng biện pháp che phủ nilon. Mô hình trồng lạc đông năng suất không thua kém vụ hè thu, trái lại giá bán lạc giống tăng gấp 2 lần so với lạc thịt. Để nhân rộng diện tích luân canh 2 lạc, 1 lúa, vụ đông năm 2018 có 4 xã đăng ký tham gia mô hình trồng lạc đông làm giống với tổng diện tích 54,3 ha. Trong đó, xã Tân Mỹ đăng ký gieo trồng 10,454 ha, Phúc Sơn 18,276 ha, Minh Quang 21 ha, Yên Nguyên 4,6 ha.

Được biết, Chiêm Hóa đang gây dựng và tạo thương hiệu vùng lạc giống vụ đông (trong các tỉnh phía Bắc chỉ có 3 nơi có điều kiện sản xuất lạc giống vụ đông là Bắc Giang, Cao Bằng và Tuyên Quang). Đây là biện pháp thay đổi tập quán canh tác cũ, hình thành vùng trồng lạc hàng hóa vụ đông trên địa bàn tạo nguồn giống tốt (từ giống nguyên chủng ra giống xác nhận) phục vụ cho sản xuất tại địa phương cũng như cung cấp giống cho nhu cầu thị trường trong nước. Tag: sục khí đáy ao

Cách làm trên chính là hình thức mời gọi các thành phần kinh tế về với nông nghiệp hàng hóa của huyện Chiêm Hóa để nâng cao giá trị lạc hàng hóa, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và nông dân. Từ chủ trương trên, huyện có cơ chế hỗ trợ 60% tiền mua lạc giống; hỗ trợ 100% tiền mua nilon và 50% tiền thuê làm đất bằng máy cho 4 xã Yên Nguyên, Tân Mỹ, Phúc Sơn, Minh Quang để gieo trồng lạc vụ đông năm 2018.

Thay đổi tập quán canh tác, tạo lập vùng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao (lạc giống), mời gọi doanh nghiệp về với nông nghiệp là cách làm, định hướng đúng của huyện Chiêm Hóa. Đây chính là việc làm thiết thực của huyện Chiêm Hóa tham góp tích cực vào Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020.

Nguồn: 2lua.vn/article/cay-lac-2-vu-tren-dat-ruong-o-chiem-hoa-5b503c2fe49519cd3f8b456c.html