Tắm mát, bật quạt điện hay sử dụng hệ thống phun nước trên mái chuồng để hạ nhiệt cho đàn vật nuôi… là những phương pháp làm mát, chống nóng đang được các chủ trại chăn nuôi ở tỉnh Hà Nam áp dụng.



Từ lâu, xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục - Hà Nam) được biết đến là thủ phủ nuôi lợn lớn nhất nhì miền Bắc. Vào những ngày thời tiết nắng nóng lên đến 40°C, các chủ trang trại đứng ngồi không yên. Họ chăm lo đàn lợn như chăm lo chính mình.

Với 15 năm kinh nghiệm nuôi lợn, anh Trần Đình Tuấn (đội 1, xã Ngọc Lũ) cho biết, vào những ngày thời tiết nắng nóng, oi bức như hiện nay, nếu lơ là, lợn sẽ bị mắc viêm phổi, chậm lớn, bỏ ăn và chết

Để phòng chống nắng nóng cho 100 con lợn đang độ tuổi trưởng thành của gia đình, hàng ngày anh Tuấn tắm mát cho lợn 3 - 4 lần, bật giàn phun nước trên mái 24/24 để hạ nhiệt. Đồng thời bổ sung thêm một số loại vitamin vào thức ăn để cơ thể lợn lúc nào cũng mát, không bị mất nước.

“Do điều kiện kinh tế nên gia đình tôi không thể đầu tư chuồng nuôi khép kín được. Với hệ thống chuồng hở, gia đình chỉ áp dụng một số biện pháp chống nóng thông thường để giảm nhiệt trong chuồng nuôi”, anh Tuấn thổ lộ. Tag: may suc khi

Cũng theo anh Tuấn, nắng nóng kéo dài kéo thêm chi phí phải “đổ” vào đàn lợn như tiền điện tăng gấp đôi, tiền đầu tư thêm thức ăn, các loại thuốc, vitamin bổ sung. Còn chị Nguyễn Thị Hoa (xã Ngọc Lũ) thì nói rằng, trong trường hợp mất điện đột ngột, các chủ trang trại phải “chạy ngược chạy xuôi” để đi thuê máy phát điện. Hộ có điều kiện thì mua sẵn máy phát điện để dự phòng.

Giống như các trang trại lợn khác, gia đình chị cũng đầu tư giàn phun nước trên mái, máy bơm để tắm mát cho lợn. Ngoài ra, trồng nhiều cây xanh quanh chuồng trại để hạn chế ánh nắng chiếu vào chuồng. “Chăn nuôi lợn vào mùa này cực kỳ vất vả và tốn nhiều chi phí. Nào tiền điện, nào tiền thức ăn bổ sung. Nếu không thế, sơ suất là có thể mất toi đàn lợn, vì thế chúng tôi chăm lợn như chăm con mọn”, chị Hoa nói.

Tại xã Trác Văn (huyện Duy Tiên), nhiều chủ trang trại nuôi bò sữa cũng lo sốt vó, ái ngại với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sản lượng sữa bò. Tag: máy sục khí ao tôm

Chị Nguyễn Thị Thịnh, chủ trang trại bò sữa Mục Đồng cho biết, bò sữa là loại gia súc ưa lạnh nên khi thời tiết chuyển sang nắng nóng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như sản lượng sữa. Không những thế, giá bán sữa bò ra ngoài thị trường cũng giảm do chất lượng không đạt yêu cầu.

“Thời tiết nóng nắng kéo dài, bò sữa dễ bị bệnh, ốm yếu, sức đề kháng kém. Ngoài ra, sản lượng sữa bò thu về ít hơn, kém chất lượng hơn, ảnh hưởng đến việc sản xuất của trang trại, từ đó thu nhập của gia đình giảm sút theo”, chị Thịnh nói.

Mặc dù đã áp dụng mọi phương pháp chống nắng như phun nước trong và ngoài chuồng; quạt trần, quạt thông gió bật 24/24, bổ sung thêm chất điện giải vào thức ăn nhưng theo chị Thịnh cũng chỉ hạn chế được một phần nào cái nóng oi bức cho đàn bò. Chị nhẩm tính, vào những tháng nắng nóng như hiện nay, tiền điện để dùng vào việc bơm nước, bật quạt 24/24 lên đến 2 triệu đồng/tháng, có khi còn hơn. Ngoài ra, chị phải mất thêm một khoản chi phí khác là tiền mua thêm thuốc, các loại vitamin bổ sung… “Mặc dù, đàn bò sữa của trang trại chưa có biểu hiện ốm yếu, bỏ ăn do nắng nóng nhưng trang trại không thể chủ quan, lơ là”, chị Thịnh bộc bạch. Tag: may thoi khi

Tăng cường phòng chống nắng nóng cho gia cầm

Để hạn chế tối đa thiệt hại cũng như ảnh hưởng do nắng nóng gây ra đối với chăn nuôi gia cầm trong điều kiện nắng nóng như hiện nay, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi gia cầm truyền thống theo chuồng hở, cần có các biện pháp tăng cường chống nóng. Một là cần giãn mật độ nuôi tùy theo độ tuổi của gia cầm. Ví dụ đối với gà đẻ bình thường mật độ từ 3,4 – 4 con/m2, cần giãn mật độ xuống còn 2,5 – 3 con/m2. Hai là cần tăng cường vệ sinh chuồng nuôi thông thoáng, chuồng phải có hệ thống phun nước trên mái, quạt thông gió trong chuồng để giảm nhiệt độ.

Thứ hai, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và chế độ cho ăn như: Bổ sung các chất điện giải và vitamin vào khẩu phần ăn cho gia cầm, lưu ý cho ăn thức ăn có chất bổ sung ngay từ bữa ăn buổi sáng sớm để tăng cường sức đề kháng cho gia cầm; tăng cường cho ăn vào ban đêm thay vì ban ngày như bình thường để gia cầm ăn và hấp thu thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, cần đặc biệt lưu ý cung cấp nước uống đầy đủ cho gia cầm.

Đối với gia cầm chăn thả rông, cần tạo các tán cây, bóng mát để gia cầm trú ẩn. Lưu ý máng ăn, máng nước phải đặt ở địa điểm thuận lợi gần nơi trú nắng của gia cầm, tránh đặt ở các vị trí xa, buộc gia cầm phải đi qua các khu vực như sân bê tông, bãi cát... mới tới được máng ăn máng uống.

“Gia cầm chuẩn bị vào đẻ, đẻ bói là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi thời tiết nắng nóng, vì vậy các giải pháp phòng chống nóng cho gia cầm cần phải đặc biệt chú ý cho đối tượng gia cầm này” – ông Nguyễn Văn Trọng lưu ý.

Nguồn: 2lua.vn/article/tram-kieu-chong-nong-vat-nuoi-chi-phi-tang-vot-5b4702ece49519f9188b456b.html