Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp là một bộ phận cấu thành của một khái niệm có nội hàm rộng hơn, đó là quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, trước khi đi vào nghiên cứu nội dung khái niệm quyền sở hữu công nghiệp, cần phải hiểu quyền sở hữu trí tuệ là gì.

Sở Hữu Trí Tuệ có thể được hiểu một cách chung nhất là những kết quả sáng tạo trí tuệ mang tính vô hình nhưng lại có ý nghĩa rất lớn khi được ứng dụng vào các sản phẩm hữu hình; đó là những sản phẩm của quá trình sáng tạo khoa học – công nghệ, văn học, nghệ thuật, khoa học… Thuật ngữ SỞ HỮU TRÍ TUỆ được hình thành và được đề cập đến cùng với quá trình áp dụng trí tưởng tượng và tri thức của con người để đổi mới và sáng tạo. Ngày nay, thuật ngữ này đang được sử dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống xã hội.


Hiêm tại chúng tôi cung cấp dịch vu:
+ viet thue luan van
+ nhận viết thuê assignment
+ nhan chay spss



Công ước thành lập WIPO tại Stockholm ngày 14-7-1967 đã đưa ra hệ thống các đối tượng thuộc phạm trù sở hữu trí tuệ được chấp nhận trên toàn thế giới, bao gồm:

i) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học;

ii) Cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, bản ghi âm và cuộc phát sóng;

iii) Sáng chế thuộc mọi lĩnh vực nỗ lực của con người;

iv) Phát minh khoa học;

v) Kiểu dáng công nghiệp (KDCN);

vi) Nhãn hiệu, tên và chỉ dẫn thương mại;

vii) Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh;

viii) Tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

Các lĩnh vực nêu tại điểm (i) và (ii) thuộc nhánh “Quyền tác giả“, trong đó các lĩnh vực thuộc điểm (ii) được gọi là “quyền liên quan (quyền kề cận)” và các lĩnh vực nêu tại các điểm từ (iii) đến (vii) thuộc nhánh “Quyền sở hữu công nghiệp“.

Như vậy, một cách truyền thống, quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là bao gồm hai nội dung, đó là “quyền tác giả” và “quyền sở hữu công nghiệp”.

Quyền tác giả đề cập đến quyền của người sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học. Những sáng tạo được bảo hộ quyền tác giả là những sáng tạo trong việc lựa chọn và sắp xếp từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc và hình khối. Luật về quyền tác giả bảo hộ chủ sở hữu quyền đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nhằm chống lại việc sao chép, sử dụng hình thức của tác phẩm nguyên gốc đã được bảo hộ. Các đối tượng có thể được bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, tạo hình, phát thanh, truyền hình, hệ thống lưu trữ và truy cập thông tin trong máy tính… Tuy nhiên, luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không bảo hộ nội dung các ý tưởng đó.

Quyền Sở Hữu Công Nghiệp đề cập đến quyền của người sáng tạo trí tuệ liên quan đến các đối tượng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và thương mại, bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại (tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, sở hữu trí tuệ nói chung và Sở Hữu Công Nghiệp nói riêng là vấn đề chịu ảnh hưởng lớn của sự vận động, phát triển của khoa học, công nghệ và đời sống xã hội [14, tr. 19]. Các ĐƯQT được ký kết từ năm 1967 trở lại đây, trong đó đáng chú ý là Hiệp định TRIPS đã đưa ra và làm rõ thêm những loại hình mới của sở hữu trí tuệ như: chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, chương trình máy tính, bộ sưu tập dữ liệu… Xu hướng này cho thấy tính năng động của sở hữu trí tuệ trong việc thích ứng với sự phát triển công nghệ và văn hóa, nói cách khác, nội hàm của khái niệm quyền sở hữu công nghiệp vẫn đang ngày càng được mở rộng bao trùm các đối tượng mới của đời sống xã hội.



Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có thể được phân thành hai nhóm theo tính chất riêng của chúng:

Nhóm các thành quả sáng tạo khoa học – công nghệ: bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, thông tin bí mật, thiết kế bố trí mạch tích hợp.

Nhóm các dấu hiệu đặc trưng dùng để phân biệt: bao gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Những đối tượng này hàm chứa yếu tố sáng tạo trí tuệ không đáng kể, không nổi trội nhưng vẫn được coi là đối tượng sở hữu trí tuệ vì chúng chứa đựng những dấu hiệu có khả năng truyền tin tới người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ đang lưu thông trên thị trường. Việc bảo hộ các dấu hiệu mang tính đặc trưng này nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận nhằm bảo hộ các thành quả sáng tạo trí tuệ của con người. Với sự ghi nhận bảo hộ bởi cưỡng chế nhà nước, quyền sở hữu công nghiệp trở thành một loại quyền tài sản có giá trị lớn đối với chủ sở hữu. Ví dụ, có những nhãn hiệu có thể trở thành tài sản lớn nhất mà một doanh nghiệp có thể chiếm giữ [39, tr. 563]. Để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, mỗi quốc gia có một hệ thống bảo hộ riêng phù hợp với các đặc điểm về kinh tế, chính trị và xã hội của mình.

Dưới giác độ pháp lý, thuật ngữ “quyền sở hữu công nghiệp” được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu công nghiệp là một chế định pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ.

Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu công nghiệp là các quyền dân sự cụ thể của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995, quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là “quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định“. “Các đối tượng khác” này đã được cụ thể hóa trong các Nghị định hướng dẫn thi hành BLDS (Nghị định 54/2000/NĐ-CP và 42/2003/NĐ-CP), bao gồm: chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

BLDS năm 2005 thay thế BLDS năm 1995 nêu trên quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo hướng liệt kê các đối tượng quyền: “Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý” (Điều 750).

Luật sở hữu trí tuệ với tư cách là một đạo luật chuyên ngành điều chỉnh về sở hữu trí tuệ quy định cụ thể hơn: quyền sở hữu công nghiệp là “Quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh” (Điều 4.4).

Quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các đối tượng được bảo hộ sở hữu công nghiệp về cơ bản phù hợp với yêu cầu của TRIPS và các ĐƯQT về sở hữu công nghiệp cũng như thông lệ quốc tế.