Để thực hiện chính sách tiền tệ theo các mục tiêu đã xác định trong từng thời kỳ, NHTW sử dụng một số công cụ chính sách tiền tệ nhằm tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất (chi phí) vay vốn. Công cụ chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm tác động trực tiếp tới các mục tiêu hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu trung gian, từ đó đạt được các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ :

+ thue lam luan van tot nghiep

+ viết essay theo chủ đề

+ viết tiểu luận triết học


Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào các mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ như lãi suất thị trường liên ngân hàng, dự trữ không vay, dự trữ đi vay… và thông qua cơ chế thị trường mà tác động này truyền tới các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Nhóm công cụ này bao gồm:

1 Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại NHTW trong một thời kỳ nhất định. Dự trữ bắt buộc được NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc do NHTW quy định và được xác định bằng một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc được áp dụng có phân biệt đối với các loại tiền gửi có thời hạn khác nhau, quy mô và tính chất hoạt động của NHTM.

Dự trữ bắt buộc tác động tới cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra thay đổi số nhân cung ứng tiền tệ (số nhân đơn cung ứng tiền tệ = 1/tỷ lệ DTBB). Tỷ lệ Dự trữ bắt buộc tăng lên sẽ làm giảm số tiền gửi được nâng đơn bởi một mức nhất định của cơ số tiền tệ và dẫn đến việc thu hẹp cung ứng tiền. Mặt khác, tỷ lệ Dự trữ bắt buộc giảm xuống sẽ dẫn đến một sự tăng lên của cung ứng tiền tệ do việc tạo thêm tiền gửi gấp nhiều lần. Việc quy định tỷ lệ Dự trữ bắt buộc do NHTW quyết định tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế.

2 Chính sách chiết khấu
Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán của họ.

Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi suất chiết khấu và điều kiện cho vay của NHTW đối với các ngân hàng. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá của ngân hàng. NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động tới giá cả khoản vay thông qua lãi suất chiết khấu căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay nới lỏng, từ đó tác động tới lượng tiền trong lưu thông.

Sự thay đổi về lãi suất chiết khấu được xem là một dấu hiệu thông báo của NHTW trong định hướng thực hiện chính sách tiền tệ. Các tuyên bố của NHTW về chiều hướng biến động lãi suất chiết khấu (tăng lên hoặc giảm xuống) có tác dụng hướng dẫn hành vi của thị trường theo định hướng chính sách tiền tệ.

3 Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán GTCG như tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi…trên thị trường tiền tệ nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng.

Do vậy, thị trường này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ của NHTW mà không làm cho giá cả biến động mạnh.

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng của NHTW. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và đó cũng là nguồn gốc chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTW sử dụng công cụ thị trường mở để điều chỉnh lượng tiền cung ứng trong lưu thông thông qua việc mua hay bán các các loại GTCG. Qua nghiệp vụ mua bán này NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng.