1. Nguồn gốc của cây hoa cúc
Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp) được định nghĩa từ Chrysos (vàng) và Anthemum (hoa) bởi Line 1753, là một trong những loại cây trồng làm cảnh lâu đời và quan trọng nhất trên thế giới. Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã dùng hoa cúc để mừng lễ thắng lợi và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Ở Nhật Bản cúc là một loại hoa quý (quốc hoa) thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng, người Nhật Bản coi cúc là người bạn tâm tình (Đặng Văn Đông và cs, 2003) [7].

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ :
+ thue lam luan van tot nghiep
+ viết essay theo chủ đề
+ viết tiểu luận triết học

Theo tài liệu cổ Trung Quốc thì hoa cúc có cách đây 3.000 năm. Trong văn thơ Hán cổ, hoa cúc có 30-40 tên gọi khác nhau như: Nữ hoa, Cam hoa, Diên hoa… Hoa cúc có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại cúc Dendranthema, trải qua quá trình chọn lọc lai tạo và trồng trọt, từ những biến dị để có được những giống cúc như ngày nay (Đặng Văn Đông, 2005) [8].

Ở Việt Nam hoa cúc đã được du nhập từ thế kỷ XV, người Việt Nam coi cúc là biểu hiện của sự thanh cao, là một trong bốn loài thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai” hoặc “Mai, Lan, Trúc, Cúc”. (Trương Hữu Tuyên, 1979) [32]. Hoa cúc không chỉ được ưa chuộng bởi mầu sắc, hình dáng mà còn đặc tính bền lâu hơn các loại hoa khác.

2. Phân loại cây hoa cúc
Hoa cúc là loại cây hai lá mầm (Dicotyledonace) thuộc phân lớp cúc (Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988) [1].

Người Việt Nam yêu hoa cúc không chỉ do hình dáng mà còn do có cách sử dụng rất phong phú. Hoa cúc có màu sắc hoa đa dạng, lâu tàn và khả năng phân cành lớn nên cúc có thể dùng để cắm lọ hay bấm ngọn, tạo tán để trồng chậu, trang trí nhà cửa, trồng bồn, trồng chậu ở các khuôn viên, vườn hoa, dùng trong các ngày sinh nhật, hội nghị, lễ tết, hiếu hỉ… Một số loại cúc như Kim cúc, Bạch cúc còn được sử dụng vào mục đích làm thuốc chữa đau đầu hay hoa mắt, chóng mặt (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988) [1]; (Lê Kim Biên, 1984)[2].

Năm 1984, Lê Kim Biên (1984)[2] khi nghiên cứu phân loại họ cúc cho thấy riêng chi Chrysanthemum L ( Đại cúc) ở Việt Nam có 5 loài, trên thế giới có 200 loài, và có khoảng 1.000 giống. Các giống cúc hiện trồng chủ yếu được sử dụng làm hoa hoặc cây cảnh, do đó hoa thường có kích thước từ trung bình đến to, nhiều màu sắc, như trắng, vàng, đỏ, tím, hồng… Một số loại cúc thuộc chi Chrysanthemum L được trồng phổ biến như:

– Chrysanthemum cinerieafolium (cúc Trừ Trùng): cây sống dai, có lông tơ, cao khoảng 50-70cm. Thân mọc thẳng đứng có cạnh lồi, lá mọc cách kiểu lông chim. Hoa được dùng để chế biến thuốc trừ sâu.

– Chrysanthemum indicum (Cúc Vàng hay Kim Cúc): được trồng nhiều ở Châu Á, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Cây dạng thân cỏ, sống lâu năm, cây có thể cao hơn 100 cm.

– Chrysanthemum morifolium (Cúc Trắng): có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng ở vùng núi Nam trung bộ và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, được dùng làm thuốc hay cây cảnh. Thân dạng thân cỏ, sống lâu năm hay một năm. Trên thực tế thế giới có tới 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, màu sắc vô cùng phong phú (Anderson N. O., 1987) [37]

– Chrysanthemum macimum (cúc Trắng Lớn): có nguồn gốc từ châu Âu được trồng rộng rãi trên thế giới với mục đích làm hoa cắt hoặc trồng ở bồn lớn. Cây sống lâu năm, cao từ 70-100 cm.

– Chrysanthemum conirium (rau Cải Cúc, cúc Tần Ô): có nguồn gốc từ vùng Trung Cận Đông, cây sống hàng năm, thân mọc thẳng đứng, phân nhánh thành bụi, cây cao đến 120 cm.

Năm 1993, Trần Hợp [12] đã phân loại cây hoa cúc thuộc nhóm cây thân cỏ có hoa làm cảnh và cũng đã đưa ra một số loài hoa cúc trồng ở Việt Nam như cây Tần Ô (rau Cúc C.coronarium Linn), cây Cúc Trắng (C.morifolium), cây Cúc Vàng (C. indicum) và cúc Trừ Trùng (C. cinerieafoliumvis). Như vậy, trong chi Chrysanthemum có rất nhiều loài và nhiều chủng giống khác nhau nhưng việc phân loại cúc vẫn chưa được thống nhất.