Đại tiện ra máu tươi (đi ngoài ra máu, đi cầu ra máu) là hiện tượng hậu môn chảy máu sau phân hoặc trong phân có lẫn máu, thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu kết tràng và trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Vậy nguyên nhân – triệu chứng và cách chữa đại tiện ra máu như thế nào hiệu quả.

ĐẠI TIỆN RA MÁU LÀ GÌ
Đại tiện ra máu (đi ngoài ra máu, đi cầu ra máu) là hiện tượng hậu môn chảy máu sau phân hoặc trong phân có lẫn máu, thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu kết tràng và trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Máu khi đại tiện có thể đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc đen tùy vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu và thời gian máu đọng.

Đại tiện ra máu là loại bệnh rất dễ nhầm lẫn với những bệnh vùng hậu môn khác vì biểu hiện, triệu chứng của chúng gần như là giống nhau. Nếu không để ý kỹ, người bệnh khó mà phát hiện ra.


NGUYÊN NHÂN GÂY ĐẠI TIỆN RA MÁU
Khi có hiện tượng đi ngoài ra máu bạn phải hết sức lưu ý bởi nếu đang mắc phải triệu chứng này có nghĩa là bạn đang phải đối mặt với một trong những bệnh lý cực kì nguy hiểm về hậu môn trực tràng như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng và đại tràng, ung thư đại tràng và ung thư trực tràng..

Đại tiện ra máu do bệnh trĩ: Đại tiện ra máu là biểu hiện phổ biến nhất khi bị trĩ với dấu hiệu đặc trưng là đại tiện ra máu tươi, ra sau phân. Ban đầu máu chảy kín đáo, về sau chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Nếu để bệnh nặng hơn, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.
Đại tiện ra máu do nứt kẽ hoặc viêm ống hậu môn: Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Màu máu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh, khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn và đau lưng, kể cả khi không đại tiện.
Đại tiện ra máu do polyp đại tràng, trực tràng: Bệnh nhân đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt, đôi khi thành tia, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng. Nếu polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài. Bệnh có thể chẩn đoán qua soi trực tràng hoặc đại tràng.
Đại tiện ra máu do viêm loét đại trực tràng: Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, máu tươi có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Bệnh có thể chuẩn đoán bằng soi trực tràng và đại tràng.
Đại tiện ra máu do ung thư trực tràng: Thường gặp ở người già, người bệnh đi ngoài ra máu đen hoặc tươi lẫn trong phân. Thăm khám và soi trực tràng thấy khối u, thời kỳ cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đi đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón.
Đại tiện ra máu do nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Người bệnh đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu đen hoặc tươi.
Đại tiện ra máu do xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa… cũng gây đại tiện ra máu, thường phân có màu đen và mùi đặc trưng.
TÁC HẠI CỦA ĐẠI TIỆN RA MÁU
Khi bị đại tiện ra máu, người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi hoặc có thể tự mua thuốc về điều trị. Tuy nhiên, nếu để hiện tượng này kéo dài, không điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì bệnh có khả năng chuyển biến nặng hơn, dẫn đến một loạt những biến chứng nguy hiểm khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Khi bị đại tiện ra máu, người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, chóng mặt, mất tập trung… Trường hợp thiếu máu nặng có thể gây tụt huyết áp, choáng ngất.

Bên cạnh đó, hiện tượng đại tiện ra máu còn kèm theo các dịch nhầy khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn, từ đó dễ gây nên các bệnh ngoài da ở bộ phận này.

CÁCH CHỮA ĐẠI TIỆN RA MÁU
Để chữa được triệu chứng đại tiện ra máu cần phải tìm được bệnh lý gây ra hiện tượng trên. Vì vậy người bệnh cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ tiến hành kiểm tra, từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chính xác và hiệu quả. Hiện nay, có những cách chữa bệnh đại tiện ra máu như sau:

Chữa đại tiện ra máu bằng thuốc

Đa phần các trường hợp bị đại tiện ra máu ở mức độ nhẹ thì việc chữa bệnh bằng cách sử dụng thuốc là đúng đắn. Thuốc chữa đại tiện ra máu có thể chia làm các dạng như: thuốc dạng uống hoặc dạng viên đặt ở hậu môn hoặc kết hợp cả 2 loại thuốc này.

Thời gian dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, một số trường hợp có thể dùng vài tuần nhưng đôi khi cũng có thể dùng kéo dài mấy tháng mới có thể khỏi bệnh được.

Để thuốc chữa đi ngoài ra máu phát huy hiệu quả thì bệnh nhân phải dùng thuốc theo đơn và tuân thủ đúng y lệnh của bác sĩ chuyên khoa thì mới có thể đẩy lùi bệnh tận gốc được.

Chữa đại tiện ra máu bằng can thiệp ngoại khoa

Hiện nay tình trạng đại tiện ra máu cũng có thể giải quyết bằng việc sử dụng những thủ thuật ngoại khoa hiện đại như:

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH

Áp dụng cho các trường hợp bị đại tiện ra máu do bị trị nội độ 2 – 4, lồng ruột, sa trực tràng độ 1.

Đặc điểm nổi bật: áp dụng nguyên lý nhiệt sản sinh từ loại sóng điện trường để điều trị bệnh mang lại hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.

Ưu điểm: độ chính xác cao, giảm thiểu tối đa các đau đớn, phạm vi tổn thương nhỏ nên rất an toàn, nhanh hồi hục sau phẫu thuật.

Sóng cao tần HCPT

Dùng để chữa các loại bệnh trĩ như trĩ nội, ngoại, hỗn hợp. bệnh nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn, polyp trực tràng hoặc đại tiện ra máu,…

Đặc điểm nổi trội: phương pháp này sử dụng nhiệt được sản sinh từ sóng điện trường để điều trị bệnh trĩ và mang lại hiệu quả ngay từ lần đầu điều trị.

Ưu điểm: độ chính xác cao, ít đau đớn, các tổn thương nhỏ nên an tòan và đảm bảo tính thẩm mỹ sau tiểu phẫu.

Kỹ thuật cắt trĩ bằng súng Cook

Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp đi ngoài ra máu do bị trĩ nội từng cấp độ, trĩ nội trong trĩ hỗn hợp, những trường hợp có búi trĩ phát sinh ở gần trực tràng hoặc gần lớp đệm hậu môn.

Đặc điểm của phương pháp này là dùng vòng cao su để thắt chặt búi trĩ lại và ổn định vị trí của chúng.

Ưu điểm: an toàn, hiệu quả nhanh, ít rủi ro và tỉ lệ gặp phải biến chứng rất thấp. Phương pháp này rất thuận tiện, diễn ra nhanh chóng và thường không để lại đau đớn,…

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐẠI TIỆN RA MÁU
Để phòng tránh hiện tượng đi ngoài ra máu, mọi người cần chú ý những nguyên tắc sau:

Ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ít thịt, nhiều chất xơ để giải nhiệt cơ thể và chống táo bón, ăn các loại trái cây nhuận tràng. Ngoài ra, mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để tránh táo bón. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu).
Không nhịn đi đại tiện: Nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, tránh rặn nhiều gây tổn thương cho hậu môn. Đi xong cần dùng nước ấm để vệ sinh, bệnh nhân đã có tiền sử mắc trĩ nên vệ sinh hậu môn 2 – 3 lần/ngày.
Hình thành thói quen vận động: Tránh khuân vác quá nặng, không đứng hoặc ngồi lâu, tập thể dục hàng ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu, tốt nhất là đi bộ và tập yoga.
Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận: Lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, máu hạn chế lưu thông khiến tình trạng trĩ nặng thêm.
Nguồn: http://pknamkhoahanoi.org/dai-tien-r...-ngoai-ra-mau/
Bài viết liên quan
>> cach chua benh tri ngoai - trieu chung benh tri