Trong vòng 2 năm trở lại đây, condotel là loại hình được phát triển và giao dịch mạnh mẽ bậc nhất của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, những hạn chế về pháp lý đang khiến quyết định đầu tư vào condotel cần rất nhiều cân nhắc và sự am hiểu thị trường kỹ lưỡng.

Du nhập vào Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng phải từ năm 2016, thị trường condotel mới chính thức bùng nổ nhờ sự đầu tư mạnh mẽ của các “đại gia” như Vingroup, Sun Group, FLC Group, C.E.O Group…

Từ Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, “cơn sốt” condotel nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh thành ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Thuận, Phan Thiết, Quy Nhơn…Từ mấy nghìn căn trong các năm trước đó, số lượng condotel đã vọt lên hơn 1,6 vạn khi kết thúc năm 2016. Theo Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), trong giai đoạn 2017-2019, dự kiến sẽ có khoảng 2,7- 2,9 vạn căn condotel gia nhập thị trường.

Sức tiêu thụ của condotel hiện đang ở mức tốt đến rất tốt. Theo thống kê năm 2016, Nha Trang đã dẫn đầu thị trường condotel với nguồn cung căn hộ lên tới 11.794 căn hộ, Đà Nẵng là 7.552 căn hộ, đứng thứ ba là Phú Quốc với 1.201 căn hộ.

Dựa trên triển vọng tăng trưởng khách du lịch và của nền kinh tế trong các năm tới, các đơn vị nghiên cứu và tư vấn thị trường cho rằng, số lượng và tỷ lệ giao dịch thành công của condotel sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Luật Đất đai quy định có 2 loại đất: một là sử dụng lâu dài (đất ở), hai là sử dụng có thời hạn (đất thương mại dịch vụ). Condotel được xây dựng trên đất thương mại dịch vụ nên việc sở hữu căn hộ bị giới hạn theo thời hạn thuê đất (thường là 50 năm hoặc 70 năm).

Hiện nay, một số địa phương đang linh hoạt cho phép chuyển đổi đất thương mại dịch vụ sang “đất ở không hình thành đơn vị ở” nhằm tạo cơ sở pháp lý để người mua đầu tư được cấp sổ đỏ. Thực tế, hướng giải quyết này chưa có kết quả tối ưu.

Không có sổ đỏ, người mua condotel đang vướng vào những rủi ro khá lớn như bí vốn khi dòng tiền đầu tư bị gián đoạn và đặc biệt là khi có tranh chấp sở hữu. Ngoài ra, với tâm lý mua condotel như một tài sản để lại cho con cháu, việc không có sổ đỏ sẽ khiến không ít người mua nản lòng (nhất là khi lợi nhuận thu về có thể không được như cam kết).

Bất động sản nghỉ dưỡng có sổ đỏ và được hình thành đơn vị ở sẽ thành hiện thực?

Trong bối cảnh hoang mang của thị trường, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm với Scenia Bay, một trong những dự án có pháp lý chắc chắn, đáp ứng tiêu chí có sổ đỏ và được hình thành đơn vị ở.

Không chỉ vậy, cùng với lợi thế về vị trí, tọa lạc tại số 25 - 26 Phạm Văn Đồng, trên một ô đất có vị trí đẹp hàng đầu TP. Nha Trang với 4 mặt tiền và cách biển chỉ vài bước chân, Scenia Bay còn tạo ra không gian nghỉ dưỡng lý tưởng cho các chủ nhân tương lai. Vì vậy không quá ngạc nhiên khi dự án này đang trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay.

Dự án gồm 704 căn hộ cùng 274 phòng khách sạn được thiết kế đẳng cấp, tầm nhìn hướng biển 100% và được quản lý bởi tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế InVision Hospitality.

Vượt trội về tính pháp lý, vị trí đắc địa và thiết kế, Scenia Bay sẽ trở thành tâm điểm của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Nha Trang. Dự kiến, dự án sẽ ra mắt trong thời gian tới, hứa hẹn những cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Thị trường bất động sản trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cũng rất sôi động, thị trường căn hộ Officetel tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng về quyền sở hữu về mặt pháp lý các căn hộ văn phòng vẫn chưa được rõ ràng. Những dự án bị dính phải pháp lý này như: dự án One Verandah, dự án New City, dự án D1mension hay dự án Masteri Millennium.

Chủ đề cùng chuyên mục: