Trong 5 tháng đầu năm 2014 đã có 9 dự án thuộc địa ốc alibaba đăng ký mới đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh Bất động sản với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt gần 400 triệu USD. Sau một thời gian dài trầm lắng, nhiều Tập đoàn đầu tư bất động sản đến từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông vẫn đang khẳng định sự hiện diện tại thị trường bất động sản Việt Nam với việc tiếp tục hoàn thành các dự án BĐS đang triển khai dang dở, hoặc tìm kiếm dự án đầu tư mới ở một số tỉnh, thành phố phía Bắc và khu vực phía Nam.


Một số dự án long phước có tổng đầu tư lớn lên đến vài trăm triệu USD. Tiêu biểu là dự án của Cty TNHH KCN Texhong Hải Hà với tổng vốn 215 triệu USD và một số dự án căn hộ cao cấp của Jen Capital (Quỹ đầu tư BĐS Quốc tế) tại Quận 1 và Quận 3, TPHCM với mức vốn đầu tư từ 50-70 triệu USD. Mới đây nhất, tỉnh Quảng Ninh vừa công bố Tập đoàn Nakheel (Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất - UAE) sẽ xúc tiến việc triển khai đầu tư dự án khu đô thị du lịch Hạ Long Star ngay trong tháng 6 này.

Theo ông Nguyễn Văn Danh, Phó giám đốc Sở Xây Dựng TP.HCM, hiện đã có 11 dự án nhà ở thương mại xin chuyển đổi thành nhà ở xã hội với số lượng căn sau khi chuyển đổi là 9.153 căn, nhưng thành phố chỉ cho phép 07 dự án đủ điều kiện được chuyển đổi với quy mô từ 3.444 căn lên 7.541 căn (tăng gấp đôi). Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết dân số bình quân của 01 quận của TP.HCM khoảng 500.000 dân, riêng quận Gò Vấp là 650.000 dân. Như vậy, cần phải rà soát những dự án BĐS chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hay chia nhỏ diện tích cho phù hợp với tình hình dân số và kết cấu xây dựng, hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội… của dự án.

Còn theo ông Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, lãnh đạo thành phố quan niệm rằng giải quyết khó khăn cho thị trường BĐS không chỉ là giải quyết khó khăn cho DN mà là đặt lợi ích ổn định và phát triển lâu dài. Trong quy hoạch và xây dựng hiện nay, thành phố khi xử lý việc gì phải hết sức thận trọng vì phải tính đến sự đồng bộ. Việc chia nhỏ căn hộ TP.HCM xem xét kỹ lưỡng, vì quy hoạch nội đô khó thay đổi, còn ven đô thì có thể xem xét được. Do thành phố và DN khi làm quy hoạch và dự án đã không tính đến yếu tố hạ tầng cơ sở gây nên bất cập hiện nay. Nếu dự án BĐS nào đáp ứng đủ điều kiện về: giao thông, kết cấu xây dựng, hạ tầng cơ sở... thì thành phố cho được chia nhỏ.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), trong 5 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 5,5 tỷ USD (tính chung cả cấp mới và tăng vốn). Xếp sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng thì lĩnh vực kinh doanh Bất động sản (BĐS) đứng vị trí thứ 3 về thu hút đầu tư nước ngoài với 9 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 399,33 triệu USD, chiếm 7,2%.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ thị trường BĐS Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài do thời gian gần đây cơ sở hạ tầng, đường giao thông kết nối giữa các tỉnh, thành phố đã có sự đầu tư, hoàn thiện dần. Đặc biệt là dự thảo luật về việc cho người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam cũng giúp tăng thêm nguồn cầu, tạo động lực cho các nhà đầu tư rót vốn vào thị trường bất động sản…Xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư đến từ châu Á đang đổ vốn vào Việt Nam, được xem là tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) giới thiệu hai dự án Arista Villas (Thủ Đức) và Belleza (quận 7). Với dự án Arista Villas, Sacomreal đưa ra giá bán từ 10,4 triệu đồng/m2. Khách hàng chỉ cần thanh toán 20% (tương đương 321 triệu đồng) là được nhận nền xây dựng ngay, phần còn lại trả chậm trong 24 tháng. Với dự án Belleza, chủ đầu tư đưa ra mức giá từ 11,4 triệu đồng/m2, khách hàng thanh toán 30% nhận nhà ngay, phần còn lại thanh toán trong vòng 18 tháng.

Công ty địa ốc Hoàng anh Sài Gòn chào bán block A2 dự án Hưng Ngân Garden (quận 12). Các căn hộ có diện tích từ 53 – 65m2 được chào bán với giá từ 699 triệu đồng/căn. Khách hàng mua căn hộ được vay vốn hỗ trợ nhà ở trong gói 30 nghìn tỷ. Hiện trên địa bàn TP.HCM nhiều DN bất động sản (BĐS) đang ráo riết xin chuyển đổi công năng dự án BĐS từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, hoặc xin chia nhỏ diện tích căn hộ để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, đến nay chỉ 5/21 dự án được UBND TP.HCM đồng ý.

Chủ đề cùng chuyên mục: