Giang mai là một bệnh dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra giang mai cũng có thể lây truyền qua đường máu hay từ mẹ sang con. Vậy biểu hiện của bệnh giang mai như thế nào ?
Bệnh giang mai là một bệnh do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên, đây cũng là một bệnh dễ lây nhiễm. Dù cho nó là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên bệnh này vẫn có thể điều trị được nếu như người bệnh sớm được phát hiện, và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Sau đây là một vài những điểm chú ý về bệnh giang mai và những biểu hiện của bệnh theo từng giai đoạn cụ thể.
-Biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn 1
Thông thường, người bệnh sau khi bị mắc bệnh sau khoảng 3 tuần (cũng có những người chỉ sau khoảng 10 ngày, hay cũng có khi là 3 tháng) thì mới xuất hiện những biểu hiện của bệnh. Ban đầu, những biểu hiện của bệnh chỉ là một vết trợt, rất nông, chúng có hình tròn hay bầu dục, không có mủ, và được gọi là “săng giang mai”. Những săng giang mai này có thể tự lành lại dù cho không được chữa trị gì sau khoảng từ 5- 8 tuần. Do đó có thể người bệnh sẽ nhầm tưởng là đã khỏi bệnh, tuy nhiên trên thực tế thì bệnh vẫn âm thầm chuyển sang giai đoạn sau.

Những biểu hiện bệnh giang mai thường xuất hiện ở những bộ phận sinh dục của người bị mắc bệnh như: ở âm đạo, cổ tử cung... Đối với nữ giới, hay ở quy đầu, bao quy đầu (dương vật) đối với nam giới…
-Biểu hiện bệnh giang mai ở giai đoạn 2
Những người bị mắc giang mai ở giai đoạn này sẽ thường xuất hiện những nốt ban đối xứng, có màu hồng, nhưng nó không gây ngứa ngáy, khó chịu... Những biểu hiện này của người bệnh thường xuất hiện ở hai bên mạng sườn, ở ngực hay bụng của người bệnh… Chúng thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1- 2 tuần, sau đó chúng tiếp tục phát triển trong khoảng từ 1-3 tuần và sau đó mất đi.
Ngoài những biểu hiện nêu trên người bệnh còn có thể có những mảng sẩn, nốt phỏng nước, hay vết loét ở da và niêm mạc… Chúng có màu đỏ, và thường có kích thước bằng hạt đỗ, những nốt sẩn này thường hay bong vảy, có viền da ở xung quanh, có ranh giới rõ ràng...
-Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn 3
Những người bị mắc bệnh ở giai đoạn này thường không có những triệu chứng rõ ràng, vì vậy bệnh thường chỉ được xác định khi người bệnh đi làm xét nghiệm huyết thanh để chẩn đoán.
-Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn 4
Bệnh giang mai ở giai đoạn này thường chia làm ba loại, những biểu hiện cụ thể như sau:
-Giang mai củ: những người bị mắc bệnh ở giai đoạn này thường có biểu hiện hình cầu hoặc là mặt phẳng, không đối xứng, và có màu đỏ (nhìn giống như màu mận chín hoặc hơi ngả tím)… Chúng thường có kích thước bằng hạt ngô và có ranh giới rõ ràng.
-Giang mai thần kinh: bệnh có thể xảy ra trong khoảng thời gian khá dài (từ 4- 25 năm). Bệnh có khả năng gây nên tình trạng suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, hay bị động kinh, đột quỵ...
-Giang mai tim mạch: bệnh thường xảy ra, phát triển trong khoảng thời gian từ 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Phình mạch thường là biến chứng của bệnh, người bệnh sẽ có thể bị tổn thương mạch máu trong trường hợp này.
Những người bị mắc bệnh giang mai mà không được phát hiện điều trị kịp thời, triệt để sẽ phải đối mặt với không ít nguy hại như: viêm hở động mạch chủ, vôi hóa, phồng động mạch chủ, hay bị suy giảm chức năng thị giác, bại liệt toàn thân, nhiễm trùng não hoặc tủy sống… Vì vậy, bạn nên sớm đi khám, điều trị bệnh (nếu bị mắc bệnh) khi thấy bản thân có những triệu chứng đã nêu ở trên. Đó là khuyến cáo của bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM dành cho những người bị mắc bệnh giang mai.
Hi vọng rằng qua bài viết này bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh giang mai và biểu hiện của nó. Từ đó giúp cho bạn có thể ngăn ngừa, phát hiện, điều trị bệnh sao cho hiệu quả, triệt để hơn.