Thị trường nhà đất ở cả 2 miền nam bắc đang ở giai đoạn khó khăn, điều này gây ra nhiều hệ lụy và tác động trái chiều. Các công ty dịch vụ bất động sản cũng khó khăn theo, tuy nhiên cũng chính họ đang nhìn thấy nhiều cơ hội…Thị trường dịch vụ bất động sản ở TP.HCM có một số tên tuổi như CBRE , CBRE hay Knight Frank và một số công ty bất động sản Việt Nam. Trong thời kỳ sôi động, các công ty này làm không hết việc, thế nhưng khi thị trường đóng băng, kể cả đất nền của công ty địa ốc alibaba cũng trở nên sôi động, căn hộ và cao ốc văn phòng thì các công ty này không thể không bị ảnh hưởng.


Ông Neil Gregor, Phó Tổng GĐ công ty CBRE Việt Nam cho biết: “Thị trường xấu đương nhiên chúng tôi bị ảnh hưởng, hơn nữa cũng có nhiều sự cạnh tranh, nhưng chúng tôi không phải là nhà đầu tư, chúng tôi không chịu sức ép vay lãi. Mặt khác, chúng tôi lại đa dạng hoá trong việc tiếp thị, mua bán các danh mục bất động sản thuộc nhiều loại khác nhau, từ đất nền, căn hộ, bất động sản nghỉ dưỡng cho đến quản lý dịch vụ bất động sản. Chúng tôi làm dịch vụ định giá bất động sản, đưa ra các báo cáo thị trường. Việc đó sẽ giúp chúng tôi có doanh thu trong thời điểm khó khăn hiện nay”.

Theo quan điểm của CBRE, giá cả đất nền của địa ốc alibaba hiện đã khá cao nên cần có sự điều chỉnh. Thêm vào đó, những khó khăn của tình hình tài chính khiến cho thị trường đóng băng, chắc chắn sẽ có một số công ty bất động sản không thể tiếp tục tồn tại, họ bị loại khỏi cuộc chơi vì không đủ năng lực tài chính và khả năng xoay chuyển tình thế trong khó khăn. Và CBRE hiểu rõ đâu là cơ hội và có thể tư vấn cho các công ty có tiềm lực mua lại các dự án bất động sản tốt chuẩn bị cho tương lai lâu dài.

“Thị trường này khó với một số công ty thiếu tiền, nhưng lại vô cùng tích cực cho đối tượng có tiền. Tiền mặt bây giờ ở Việt Nam thật sự là vua, nó có tác dụng hơn nhiều thời gian trước. Và cơ hội rất lớn đang xuất hiện trong lĩnh vực bất động sản, giá bất động sản rẻ thêm càng khiến người mua háo hức với thị trường trở lại”. Ông Neil Gregor khẳng định.

Dù rất “đói” vốn nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường BĐS Việt Nam chỉ xì hơi chứ chưa hội đủ điều kiện vỡ bong bóng. Tình trạng khát vốn hiện nay là cơ hội để sắp xếp lại thị trường, sắp xếp lại nguồn cung, phân khúc thị trường. Những diễn biến thị trường BĐS hiện nay chưa có cơ sở để nhận định bong bóng BĐS sẽ vỡ. Có thể vỡ ở một số phân khúc chứ không phải tất cả. Hiện nay, câu chuyện BĐS lớn nhất của Việt Nam là giảm giá để bán hàng. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng nếu giảm giá như vậy mà vẫn không đẩy được hàng, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam sẽ phá sản.

Hơn một tháng nay, giới đầu tư BĐS đã chứng khiến sự lao dốc giá đất nền. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, sở dĩ có hiện tượng thị trường mất tính thanh khoản là do nguồn tín dụng từ phía ngân hàng đang bị khóa. Hiện người mua thì không có tiền mua vì không thể tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng, còn người bán lại càng không bán được vì không có người mua.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, chuyên gia kinh tế, cho rằng phần lớn rủi ro sẽ tiềm ẩn ở các ngân hàng nhỏ do dư nợ cho vay phi sản xuất thường ở mức cao 40% - 50%. Đến ngày 30-6, các ngân hàng này phải đưa trở về mức 22% là điều không dễ. Một số ngân hàng chọn phương án chạy đua Lãi suất để tăng lượng vốn huy động tiền gửi với mục đích tăng cho vay sản xuất để cân bằng tỉ lệ với phi sản xuất nhưng xem ra khó khả thi…

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu về bất động sản của người dân Việt Nam còn rất lớn, và thị trường khó khăn hiện nay cũng chính là cơ hội nếu có tầm nhìn trung hạn. Về cơ bản, người dân sẽ được tiếp cận với giá cả rẻ hơn và các chủ đầu tư bất động sản nào tồn tại qua lúc này cũng sẽ lớn mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn và có thể phát triển mạnh nếu chớp cơ hội tích luỹ được thêm quỹ đất ở vị trí tốt. Và các công ty dịch vụ bất động sản ở Việt Nam đang chú ý đến dịch vụ môi giới này trong thị trường.

Thị trường BĐS sụt giảm không chỉ khiến các nhà đầu tư nao núng mà cả các ngân hàng cũng như đang ngồi trên lửa bởi thời gian thu nợ đang cận kề. Tăng trưởng tín dụng năm 2011 của các ngân hàng bị khống chế dưới 20%. Nhiều ngân hàng đang rốt ráo thu hồi các khoản nợ và dừng cho vay, thậm chí cả với những khoản vay nằm trong cam kết giải ngân. Điều này đang khiến cho người đi vay và chính các ngân hàng cũng gặp khó bởi người vay tiền không bán được đất để trả nợ khiến giá BĐS ngày càng tiếp tục sụt giảm mạnh, còn ngân hàng đứng trước nguy cơ khó thu hồi nợ và khó cả phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi.

Hiện nay, ngay cả các đại gia nhà đất còn khốn khó bởi dự án thì đến kỳ cần tiền mà ngân hàng không thể cho vay thêm bởi số nợ cũ đã quá lớn, thậm chí có đơn vị nợ hàng ngàn tỉ đồng. Thử làm phép tính nhỏ, với 1.000 tỉ đồng nợ, Lãi suất 25%, mỗi năm doanh nghiệp trả gần 250 tỉ đồng lãi chưa kể vốn, vị chi cứ 2 ngày là đi đứt một căn hộ có giá trung bình (khoảng 1,4 tỉ đồng).

Bên cạnh đó, hiện giá BĐS Việt Nam chưa được cơ quan nào tính toán hợp lý hay không. Nếu giá BĐS hiện hợp lý thì giá giảm 10%, thậm chí 2% thôi là có vấn đề. Còn nếu là giá ảo thì bây giờ có giảm 10%, thậm chí 50%, cũng vẫn chưa về giá trị thực của nó. Bản thân thị trường BĐS Việt Nam méo mó do đổ xô đầu tư theo đám đông. Hiện những nơi giảm giá mạnh, chủ yếu là những dự án có giá quá “nóng” trước đây, do bị thổi giá. Bởi thế, bản chất của thị trường BĐS tại Việt Nam là không phải giảm giá mà nó đang được điều chỉnh về đúng giá trị thực.

Chủ đề cùng chuyên mục: