Việc bền đẹp cũng như tuổi thọ dài hay ngắn của đàn piano phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng cũng như cách bảo quản của chủ nhân của nó. Đặc biệt, không chỉ phải bảo quản, mà bạn còn phải tiến hành bảo quản chúng đúng cách thì độ bền đẹp của cây đàn mới duy trì được theo thời gian. Chình vì vậy, hôm nay bài viết sau đây sẽ cùng giới thiệu đến bạn nội dung: 10 cách bảo quản đàn piano đúng cách tốt nhất giúp bạn học đàn piano tốt nhất, tham khảo thêm các bài học đàn Guitar cơ bản nhất, học nhạc online.

Đàn piano đặc biệt là dòng piano cơ, là loại đàn được cấu tạo chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên như gỗ, lông cừu, vải nỉ, trong khi khí hậu của nước ta lại thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, nên có độ ẩm tương đối cáo. Chính vì vậy, nếu không bảo quản chúng đúng cách thì ngay lập tức chúng sẽ bị hư hỏng, cùng đó ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng rất lớn. Dứoi đây là 10 bí kíp để bạn duy trì cây đàn luôn luôn đẹp và bền lâu.


  • Không để đàn sát tường, nên cách ra tối thiểu 3cm.
    Không để đàn ở gần vị trí nóng ẩm, như bể nước, nhà tắm, nhà bếp…Nguyên nhân là bởi, khi bố trí quá gần những khu vực này, sẽ khiến cho đàn dễ bị nóng ẩm, mà điều này sẽ khiến cho đàn piano như bị mốc, dây chùng, sét dẫn tới đứt dây, dính phím, dính búa (do nỉ hút hơi ẩm phình to ra), búa bị ẩm, tiếng đàn nghe không còn vang và “thánh thót” nữa. Vì thế vị trí đặt đàn nên đặt đàn ở không gian thông thoáng, không ẩm thấp, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, không gian đặt đàn nên có những vật cản để hút âm thanh như bàn ghế, kệ sách,… Đặc biệt, bạn cũng nên nhớ rằng, nhiệt độ lý tưởng nhất để bảo quản đàn piano chính là nhiệt độ 15oC ~ 25oC, và độ ẩm 40% ~ 70%.
    Vào mùa mưa ẩm,nồm, nên cắm ống sấy liên tục để những bộ phận được cấu tạo bằng dạ ở trong đàn giữ được trạng thái tiêu chuẩn (dạ gặp độ ẩm cao sẽ hút nước và trương lên sẽ làm cho các khớp chuyển động bị kẹt). Đối với những gia đình bố trí đàn piano trong nhà những không găn smays lạnh, thì có thể căn cứ vào thông số sử dụng máy lạnh có thường xuyên hay không để mà cắm ống sấy hoặc theo dõi khi thấy độ nhạy của phím kém, búa kẹt thì cắm 24h/24h. Trong điều kiện độ ẩm Việt Nam nói chung, người ta thường sử dụng ống sấy có xuất xứ từ Trung Quốc, điện năng tiêu thụ 20w (bằng một bóng đèn nhỏ). Lưu ý, bạn không nên cắm ông sấy quá nhiều, và kéo dài trong thời gian này đến thời gian kia, bởi điều này sẽ dẫn đến tình trạng đàn bị khô, gỗ, dạ và búa đàn bị ngót quá sẽ làm đàn bị đanh tiếng, các chốt giữ dây sẽ bị lỏng do gỗ bị ngót. Đàn cần độ ẩm vừa. Chế độ sấy đối với đàn như nước đối với hoa. Nước nhiều hoa chết, sấy quá nhiều, đàn sẽ khô, tiếng sẽ đanh, chốt giữ dây sẽ lỏng, đàn sẽ không hay nữa. Mà không sấy thì đàn ẩm quá cũng không tốt.
    Nếu đàn có tần suất sử dụng thấp (khoảng 60phút/ngày) thì hàng năm nên cho thợ chuyên môn kiểm tra một lần để lên dây, chỉnh lại máy. Chỉnh dây định kỳ (rất quan trọng). Việc chỉnh dây định kỳ giúp cho dây đàn ổn định về cao độ, phím đàn và máy đàn hoạt động tốt, búa đàn làm cân bằng âm sắc, phát hiện và điều trị ngay những bệnh thường gặp ở piano: dính búa, dính phím, chuột phá hoại, đàn luôn đẹp và sạch sẽ. Đối với thời gian chỉnh dây định kỳ bạn nên ghi nhớ chính là tùy theo tuổi thọ mới cũ của đàn. Cụ thể, nếu là đàn mới thì nên chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 2 năm đầu tiên vì thời gian này dây đàn mới chưa co giãn ổn định. Còn nếu là đàn piano cũ thì nên chỉnh dây 6 tháng 1 lần trong 1 năm đầu (lưu ý: nếu đàn cũ mà dây thay mới thì cũng nên chỉnh dây như đàn mới), và sau đó tối thiều 1 năm chỉnh dây 1 lần.
  • Sau khi dùng xong nhớ đậy khăn phủ phím và đậy nắp bàn phím.
  • Không đặt các vật nặng, nóng lên nóc đàn.
    Không làm sạch đàn bằng nước. Nên làm sạch đàn bằng chổi phất trần và khăn mềm (bề mặt trơn).
  • Không tự ý tác động vào các phần cơ phía trong của đàn.
    Không để mối, kiến, gián, đặc biệt là chuột vào trong đàn. Đối vứoi những cây đàn piano có nguồn gốc từ Nhật Bản, thì dưới Pedal đàn có duy nhất 3 lỗ nhỏ là nơi duy nhất chuột có thể vào. Nên nhét miếng mút vào đó để chuột không chui vào và thỉnh thoảng nên kiểm tra xem miếng mút có còn không. Vì vậy, nếu bạn phát hiện ra có tiếng chuột bên trong đàn thì nên gọi ngay thợ chuyên môn.
    Trước khi tận dùng đàn piano để bày trí một vật nào đó, thì bạn enne trải một lớp khắn để có thể tránh việc mặt đàn bị trầy xước. Đồng thời, nên tránh để lọ hoa có nước lên trên nóc đàn, bởi chẳng may lọ hoa rớt xuống, sẽ khiến phần nước chảy vào búa dạ của đàn. Một khi gặp phải nước, thì búa dạ sẽ bị phồng lên và bắt buộc phải thay bằng cái mới, và lúc này bạn bắt buộc phải bỏ ra một chi phí khá cao để thay linh kiện nay, chưa kể đôi khi không có linh kiện đúng chủng loại để thay và đàn sẽ mất đi hoàn toàn giá trị.

Với những chia sẻ mà bài viết: 10 cách bảo quản đàn piano đúng cách tốt nhất trên đây trình bày thì sẽ giúp cho bạn nắm được cách bảo quản cây đàn yêu quý của mình luồn mới và bền lâu.

Trung tâm đào tạo âm nhạc Việt Thương
Địa chỉ: 386 CMT8, P10, Quận 3 Sài Gòn Hồ chí Minh
Hotline: 0871069968 (ext 301)